Danh mục

LUẬN VĂN: Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1995 đến năm 2005

Số trang: 126      Loại file: pdf      Dung lượng: 908.48 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 126,000 VND Tải xuống file đầy đủ (126 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó đổi mới đường lối đối ngoại là một nội dung quan trọng. Nghị quyết Đại hội VI nêu rõ: “Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hữu nghị. Chúng ta chủ trương và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau” [39, tr.105]. Đại hội lần thứ VII của Đảng tuyên bố: “Việt Nam muốn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1995 đến năm 2005 LUẬN VĂN:Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1995 đến năm 2005 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lốiđổi mới, trong đó đổi mới đường lối đối ngoại là một nội dung quan trọng. Nghị quyếtĐại hội VI nêu rõ: “Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bìnhhữu nghị. Chúng ta chủ trương và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nướccó chế độ chính trị xã hội khác nhau” [39, tr.105]. Đại hội lần thứ VII của Đảng tuyên bố:“Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng động thế giới, phấn đấu vì hoàbình độc lập và phát triển” [43, tr.147]. Với đường lối đối ngoại rộng mở đó, Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệquốc tế, nâng cao vị thế của mình ở khu vực và trên thế giới. Từ chỗ bị cô lập về chính trị,cấm vận về kinh tế, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước, quan hệkinh tế thương mại và đầu tư với 165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam hiện làthành viên của 63 tổ chức quốc tế khu vực. Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ ở cácmức độ khác nhau với trên 200 chính đảng ở các nước trên các châu lục của thế giới. Cácđoàn thể tổ chức nhân dân Việt Nam có quan hệ với hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phichính phủ quốc gia quốc tế. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta đã có quan hệ với tấtcả các nước, các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới, các nước láng giềng, các nướctrong khu vực. Nền kinh tế Việt nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giớiđang trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ. Trong lịch sử, quan hệ Việt Nam - ASEAN cũng đang phát triển mạnh sau nhữngbước thăng trầm. Những năm Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước, quan hệ Việt Nam - ASEAN là quan hệ đối đầu. Khi Mỹ không thểthắng tại chiến trường Việt Nam, buộc phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ởViệt Nam thì các nước ASEAN đã điều chỉnh chính sách đối ngoại và triển khai một sốbước đi thân thiện hơn trong quan hệ với Việt Nam. Về phía Việt Nam, tháng 7/1976Việt Nam đưa ra chính sách 4 điểm đối với khu vực chủ trương xây dựng quan hệ hữunghị với các nước ASEAN. Tháng 8/1976 Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao vớitất cả các nước ASEAN. Tuy nhiên, đến năm 1979 do bất đồng quan điểm trong giảiquyết vấn đề Campuchia, quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN từ đối thoại thân thiệnđã chuyển sang đối đầu. Đến năm 1989 khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, quanhệ Việt Nam - ASEAN ấm dần lên. Sau những bước đi, thủ tục cần thiết, ngày 28/7/1995,Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Sự kiện này là mốc quan trọng thể hiệnquyết tâm của Đảng Nhà nước ta trong việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, đặc biệt là chính sách đối với khuvực theo hướng chủ động hội nhập. Sự kiện này đã chấm dứt thời kỳ đối đầu, thù nghịch đểhai bên bước vào thời kỳ hữu nghị hợp tác. Việc gia nhập ASEAN tạo thuận lợi cho Việt Nam tăng cường lòng tin của các nhàđầu tư và các thể chế tài chính quốc tế, tranh thủ được nguồn lực để phát triển đất nước.ASEAN còn tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội đi vào những thị trường lớn như Mỹ,EU, Nhật Bản. Đồng thời việc gia nhập ASEAN giúp Việt Nam nâng cao vị trí, vai tròcủa Việt Nam trên trường quốc tế… Những thuận lợi đó đã được chứng minh rõ nét bằngnhững thành tựu đạt được của Việt Nam trong 10 năm qua. Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đứng trước những thuận lợi lớn, nhưng cũng gặpphải những khó khăn, thách thức không nhỏ. Để có chính sách đối với khu vực hoànchỉnh hơn, cần nhìn lại chặng đường 10 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, để rút rakinh nghiệm, nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả và chất l ượng hợp tác ViệtNam - ASEAN. Từ những ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Đảnglãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1995 đến năm2005” làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với lịch sử phát triển lâu dài và vị trí chiến lược quan trọng, Đông Nam á đã thuhút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều ngành khoa học khác nhau ởtrong và ngoài nước. Đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức củaASEAN thì quan hệ Việt Nam - ASEAN ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều cánhân và tổ chức, các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu Đông Nam á thuộc Trungtâm Khoa học xã hội nhân văn (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Vụ ASEAN -Bộ Ngoại giao, Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sưphạm Hà Nội, Học viện Quan hệ quốc tế v.v… trên các vấn đề như: Về lịch sử quan hệ Việt ...

Tài liệu được xem nhiều: