Danh mục

LUẬN VĂN: Đánh giá sinh trưởng và tổng kết kinh nghiệm gây trồng một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừng tại Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ - Đại Lải - Vĩnh Phúc

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 675.98 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 56,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau quá trình học tập trong suốt 4 năm tại trường Đại học Lâm nghiệp với sự giảng dạy tận tình của các thầy cô trong trường, bản thân tôi đã được tiếp thu nhiều kiến thức quý báu nhằm phục vụ cho công tác lâm nghiệp trong tương lai. Nhằm đánh dấu bước chuyển biến trong quá trình học tập sau khoá học tại trường, đồng thời cũng nhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức, được sự cho phép của Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Lâm học, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu khoá luận...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đánh giá sinh trưởng và tổng kết kinh nghiệm gây trồng một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừng tại Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ - Đại Lải - Vĩnh Phúc LUẬN VĂN:Đánh giá sinh trưởng và tổng kết kinh nghiệmgây trồng một số loài cây gỗ bản địa trồng dướitán rừng tại Trung tâm Khoa học và sản xuấtLâm nghiệp Đông Bắc Bộ - Đại Lải - Vĩnh Phúc Lời nói đầu Sau quá trình học tập trong suốt 4 năm tại trường Đại học Lâm nghiệp vớisự giảng dạy tận tình của các thầy cô trong trường, bản thân tôi đã được tiếp thu nhiềukiến thức quý báu nhằm phục vụ cho công tác lâm nghiệp trong tương lai. Nhằm đánhdấu bước chuyển biến trong quá trình học tập sau khoá học tại trường, đồng thời cũngnhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức, được sự cho phép của Trường Đại học Lâmnghiệp, Khoa Lâm học, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp “Đánhgiá sinh trưởng và tổng kết kinh nghiệm gây trồng một số loài cây gỗ bản địa trồngdưới tán rừng tại Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ - Đại Lải- Vĩnh Phúc” Phần 1: Đặt vấn đề Trong sự phát triển của xã hội loài người, rừng được coi là một nguồn tài nguyêncó vai trò vô cùng quan trọng bởi những ảnh hưởng mang tính toàn cầu của nó. Rừngkhông chỉ cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà còn có nhiều ý nghĩa lớn hơn ơ trongnhiều lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường sinh thái, du lịch cảnh quan, nghiên cứu khoa học,các giá trị nhân văn, .v.v..Tuy nhiên, sự tàn phá rừng trong những năm gần đây đã ảnhhưởng sâu sắc tới đời sống con người, mất rừng gây nên sự biến đổi theo hướng tiêu cựccủa khí hậu toàn cầu, đất đai bị rửa trôi xói mòn nặng nề, các lòng sông lòng hồ bị bồilấp, an ninh lương thực bị đe doạ, các sản phẩm từ rừng đang dần bị cạn kiệt trong khinhu cầu của xã hội luôn tăng theo thời gian,.v.v.. Đứng trước tình hình đó, trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng,việc khôi phục lại lớp thảm thực vật đã bị mất đi đang được coi là một yêu cầu cấp thiếthơn bao giờ hết với một yêu cầu bắt buộc là lớp thảm thực vật gây trồng được phải đảmbảo chức năng bền vững lâu dài. Trong những năm gần đây, chính phủ đã có nhiều chương trình xúc tiến đẩy mạnhquá trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng rừng kinh tế với hiệu quảban đầu tương đối khả quan. Song do chạy theo xu thế phát triển kinh tế, vốn đầu tư cònhạn chế nên các chương trình trồng rừng ở nước ta mới chỉ tập trung vào các loài câymọc nhanh như: Keo, Bạch đàn, Bồ đề,.v.v..những loài cây này mới chỉ đáp ứng đượcmục tiêu kinh tế chứ đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, tính bềnvững chưa cao. Trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp, nghành Lâm nghiệp đã chú trọng đếnviệc bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa đang ngày càng bị thu hẹp lại về cả diệntích cũng như số loài do những hiểu biết về chúng ngày càng được hé mở. Ngày nay,người ta đã biết được những lợi ích to lớn mà các loài cây bản địa mang lại, không chỉđơn thuần là cung cấp lâm đặc sản mà chúng còn là những loài cây của tự nhiên, có sựphát sinh và tiến hoá trong thời gian dài nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơimọc và có tính bền vững cao, thân thiện với môi trường sinh thái. Ngoài ra, chúngmang những ý nghĩa nhân văn to lớn trong đời sống của các cộng đồng dân cư sống gầnrừng, gắn liền với kiến thức bản địa và phong tục tập quán của họ, do vậy việc đem gâytrồng chúng cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ là trung tâm vùng trựcthuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành gây trồng một số mô hình trồngcây bản địa dưới tán rừng, điển hình là mô hình trồng 10 loài cây bản địa dưới tán rừngThông mã vĩ tại khu vực Lũng Đồng Đành và trồng 180 loài cây bản địa dưới tán rừngKeo lá tràm tạo thành một vườn sưu tập thực vật tại khu vực Năm Xà Lũng. Theo đánhgiá ban đầu, các mô hình này đã đạt được những thành công nhất định. Nhưng cho đếnnay, vẫn chưa có một nghiên cứu định lượng cụ thể nào nhằm đánh giá tình hình sinhtrưởng của các loài cây bản địa này mà mới chỉ có điều tra sơ bộ để đánh giá và chọn ramột số loài có triển vọng tại khu rừng trồng dưới tán Keo lá tràm, khu rừng trồng dướitán Thông mã vĩ vẫn chưa có một điều ra nghiên cứu nào kể từ ngày tiến hành gây trồng. Do vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình sinh trưởng và tổngkết kỹ thuật gây trồng một số loài cây gỗ bản địa dưới tán rừng tán rừng tại Trung tâmKhoa học và xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ” nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả côngtác trồng rừng thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâmsinh nhằm thúc đẩy sinh trưởng của các loài cây bản địa, đồng thời tổng kết kinh nghiệmgây trồng chúng nhằm góp phần nhân rộng một cách có hiệu quả các mô hình trồng câybản địa dưới tán rừng. ...

Tài liệu được xem nhiều: