Danh mục

LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 744.16 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 89,000 VND Tải xuống file đầy đủ (89 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng Nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại, với mục tiêu là xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước coi việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp đổi mới của đất nước và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang ngày càng phát triển cả bề rộng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh trangành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng Nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đốivới các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại, với mục tiêu là xác lập dân chủ, tức làthừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân. Ở nước ta, Đảng và Nhà nướccoi việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sựnghiệp đổi mới của đất nước và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang ngày càngphát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, từ đó khẳng định vị thế của Việt Nam trên thế giới. Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp báchđặt ra là đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Chính vì lẽ đó, nhận rõ vai tròcủa giáo dục, đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán với quan điểm “ con người lànguồn lực quý báu nhất, là trung tâm của sự phát triển. Phát triển giáo dục, đào tạo và khoahọc công nghệ là quốc sách hàng đầu. Cũng như nhiều nước, chúng ta đã tạo lập khungpháp lý và những chính sách làm cơ sở cho việc đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, côngchức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng mục tiêu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức trong sạch, có năng lực đang gặp nhiều khó khăn, những kết quả đạt được chưa tươngxứng với những yêu cầu đặt ra. Đảng ta nhận định: “Công tác tổ chức, cán bộ chậm đổimới, chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý, điềuhành của Nhà nước trong thời kỳ mới” [13]. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chứccòn dựa vào những định kiến chủ quan, chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, tệquan liêu, tham nhũng đang thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Do vậy chúng ta chứ tích cựcphát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ, công chức có đức, có tài. Để khắc phụcnhững tồn tại hiện nay và đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới, vấn đề cấp báchlà phải có chiến lược về con người, trong đó đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả độingũ cán bộ, công chức thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội. Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nói chung thì việc đào tạo, bồidưỡng đội ngũ công chức thanh tra ngành Tư pháp là một vấn đề cấp bách vì nói như Chủtịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ thanh tra là tai mắt của quần chúng” [26, tr.269]. Cán bộ thanhtra của ngành Tư pháp là một bộ phận quan trọng của cán bộ Nhà nước ta nói chung. Trong điều kiện cải cách hành chính, xây dựng một Nhà nước pháp quyền, hướng tớixây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch và từng b ước hiện đại hoá thì vai trò đào tạođội ngũ công chức thanh tra càng có ý nghĩa quan trọng vì công tác thanh tra gắn liền vớicông tác quản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp được hình thành từ khi Bộ Tư pháp được táilập năm 1982, cùng với sự nghiệp cách mạng của đất nước đội ngũ cán bộ thanh tra ngànhTư pháp đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Song do nhiều nguyên nhân: đội ngũ cán bộ cònthiếu; pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này chưa cụ thể, thống nhất; nhận thức về cán bộngành thanh tra còn thiếu nhất quán; bản thân cán bộ ngành thanh tra có những đồng chícòn non kém về nghiệp vụ, đạo đức, vì thế còn nhiều hạn chế trong công việc của mình.Vìvậy cần xây dựng được đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Tư pháp đủ về số lượng và chấtlượng; cần có cơ chế để bảo đảm cho đội ngũ cán bộ đó hoạt động có hiệu quả, hiệu lực. Là một cán bộ thanh tra ngành Tư pháp, bản thân tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng củachức năng, nhiệm vụ của ngành mình. Thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua nhiềukênh thông tin, tôi thấy được những điểm mạnh, yếu của ngành. Để ngành Tư phápngày càng phát triển tôi chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngànhTư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” làm luận văn tốtnghiệp thạc sĩ ngành luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin đã coi cán bộ là một vấn đề chiến lược, V.I.Lênin viết: Tronglịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạođược trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủnăng lực tổ chức và lãnh đạo phong trào. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm: sửađổi lề lối làm việc, Bác viết: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “cán bộ tốt thì mọicông việc mới tốt” và còn nhiều những bài viết, nói chuyện của Bác về lĩnh vực cán bộ...Đây là những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềlĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ thanh tra ngành Tư pháp nói riêng. Tại nước ta trong những năm gần đây, chủ đề nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcông chức đã có nhiều sự quan tâm của nhiều nhà luật ...

Tài liệu được xem nhiều: