Danh mục

LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam

Số trang: 141      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, trong thời đại kinh tế tri thức, hoạt động kinh doanh ngân hàng (NH) đã trở thành một ngành kinh tế tổng hợp mang tính quốc tế, được tổ chức với trình độ cao, có tính cạnh tranh ngày càng gay gắt trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ. Hoạt động đó đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế (QLKT) trong hoạt động NH cần có một khối lượng lớn kiến thức chuyên môn kỹ thuật và phải được đào tạo chuyên ngành, cán bộ quản lý kinh tế (CBQLKT) phải...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam LUẬN VĂN:Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong thời đại kinh tế tri thức, hoạt động kinh doanh ngân hàng (NH) đãtrở thành một ngành kinh tế tổng hợp mang tính quốc tế, được tổ chức với trình độ cao, cótính cạnh tranh ngày càng gay gắt trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ. Hoạtđộng đó đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế (QLKT) trong hoạt động NH cần có một khốilượng lớn kiến thức chuyên môn kỹ thuật và phải được đào tạo chuyên ngành, cán bộ quảnlý kinh tế (CBQLKT) phải có tầm và có tâm. Trong tương lai không xa đội ngũ cán bộ đóphải có đủ năng lực, trình độ ở tầm cỡ quốc tế để thực hiện tiến trình hội nhập quốc tế củaĐảng và Nhà nước ta. Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) là ngân hàng thương mại (NHTM)nhà nước được thành lập theo Quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được Thống đốc Ngân hàng nhà nước(NHNN) ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 thành lập lại theo mô hình tổngcông ty nhà nước. Do lịch sử của mình, NHCTVN phải tiếp nhận và sử dụng đội ngũ cánbộ nhân viên (CBNV) còn nhiều vấn đề nổi cộm về chất lượng và cơ cấu số lượng laođộng. Đến cuối năm 2004 NHCTVN có 13.804 người (là đơn vị có số lượng CBNV lớnthứ hai trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam). Số lao động dôi dư chiếm khoảng 20%tổng số lao động trong toàn hệ thống - thực chất là thừa lao động giản đơn, thiếu trầmtrọng về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của phần lớn các loại nghiệp vụ NH. Với số l ượnglao động quá lớn, việc sắp xếp lại lao động trên cơ sở dự án hiện đại hóa NH và hệ thốngthanh toán của ngân hàng công thương (NHCT) chưa đi liền với tinh giản lao động. Với tưcách là một doanh nghiệp nhà nước, việc quản lý lao động của NHCT rất khó thực hiệntheo cơ chế thị trường. NHCTVN đã nhận thức được tầm quan trọng của CBQLKT trong kinh doanh tiềntệ - tín dụng - dịch vụ NH và xác định đây là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh, coiđó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển NH. Vì thế NHCTVN đã thành lập trung tâmđào tạo (TTĐT) tháng 7 năm 1997 để tiến hành đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độnghề nghiệp cho CBQLKT nói chung, quản lý kinh doanh tiền tệ nói riêng trong toàn hệthống. Hoạt động đó đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với yêu cầuđổi mới của ngành NH trong tiến trình hội nhập vào khu vực và quốc tế thì còn nhiều bấtcập. Để hiện đại hóa NHCTVN theo chuẩn mực quốc tế, lành mạnh tài chính, giảm thiểurủi ro trong hoạt động NH, đặc biệt là rủi ro tín dụng, cần phải đổi mới và hoàn thiện côngtác đào tạo và đào tạo lại CBQLKT tại TTĐT NHCTVN, đáp ứng yêu cầu kinh doanhtrong thời kỳ mới, đặc biệt là về tư cách, đạo đức, phẩm chất của cán bộ NH. Vì thế, tôichọn vấn đề: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đàotạo Ngân hàng Công thương Việt Nam làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh doanh và quảnlý. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan tới đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo CBQLKT, quản lý kinh doanhNH đối với hệ thống NH nói riêng, đã có một số công trình nghiên cứu được công bố: Đềtài nghiên cứu khoa học: Đào tạo nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ngân hàng, Lê Trọng Khanh, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, 2003; Đề tàikhoa học: Nhu cầu nhân lực của ngành Ngân hàng Việt Nam thời điểm đầu thế kỷ 21, LêĐình Thu, Hà Nội, 2001; Đề tài khoa học: Giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển nguồnnhân lực Ngân hàng Việt Nam thời điểm đầu thế kỷ 21, Phạm Thanh Bình, Hà Nội, 2003;Đề tài khoa học: Những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên cứukhoa học phù hợp với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, Vũ Thị Liên, HàNội, 2001; Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - kinh nghiệm Đôngá, Lê Thị ái Lâm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003; Quản lý nhân lực của doanhnghiệp, Đỗ Văn Phức, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2004; Giáo trình quản lý nhânlực trong doanh nghiệp, Nguyễn Tấn Thịnh, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội, 2003;Một số cơ sở khoa học của cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đào tạonghề nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010, Viện chiến lược pháttriển, Hà Nội, 2000, chủ nhiệm đề tài TS. Trần Thị Tuyết Mai; Dự báo qui mô phát triểngiáo dục và đào tạo cho các năm 2000, 2005, 2010, 2015 và 2020, Ban chiến lược pháttriển giáo dục - đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà nội, 1999; Luận văn thạc sĩ: Pháttriển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở Thanh Hóa, Lê Văn Kỳ, Hà Nội, 2004;Luận văn thạc sĩ: Quản lý giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa ...

Tài liệu được xem nhiều: