Danh mục

LUẬN VĂN: Đẩy mạnh xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường EU

Số trang: 71      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 35,500 VND Tải xuống file đầy đủ (71 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trên nhiều phương diện, kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị - xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao, quan hệ quốc tế được mở rộng. Đặc biệt trong mười năm gần đây tăng trưởng GDP của nước ta đạt trung bình 7,5%/năm; trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu nước ta từ 699 triệu USD vào năm 1986 đã tăng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đẩy mạnh xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường EU LUẬN VĂN:Đẩy mạnh xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường EU LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiếnrõ rệt trên nhiều phương diện, kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị - xã hội ổn định, cơ sởhạ tầng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao, quan hệ quốc tế được mở rộng.Đặc biệt trong mười năm gần đây tăng trưởng GDP của nước ta đạt trung bình 7,5%/năm;trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu nước ta từ 699 triệu USDvào năm 1986 đã tăng hơn 90 lần lên gần 64 tỷ USD vào năm 2008. Đóng góp không nhỏvào kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng TCMN, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu TCMNđạt trung bình 17,87%/năm trong vòng gần 10 năm (2000-2009). TCMN cũng góp phầngiải quyết việc làm cho trên 1,4 triệu lao động, đặc biệt các lao động ở vùng nông thôn,từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hiệnnay, ngành TCMN là một trong mười ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta, phấn đấuvào năm 2010, giá trị xuất khẩu của ngành đạt 1,5 tỷ USD. Cho đến nay, mặt hàngTCMN của nước ta đã xuất hiện trên 163 quốc gia trên thế giới, trong đó thị trường EU làthị trường quan trọng chiếm 54% tỷ trọng xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, cùng với những thành công to lớn, ngành TCMN vẫn còn nhiều hạnchế và chưa tương xứng với tiềm năng của ngành: sản xuất còn manh mún và chưa tậptrung, giá thành còn cao, chất lượng và mẫu mã chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùngtrên thế giới… Thị phần của nước ta trên thị trường TCMN quốc tế chiếm một phần rấtnhỏ bé. Đối với EU, một thị trường quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên chúng ta chỉchiếm 5,4 % giá trị nhập khẩu TCMN của EU. Xuất phát từ thực tế của ngành TCMN đặt ra yêu cầu từ lý luận đến thực tiễn phảinghiên cứu để đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh giá trị xuất khẩuTCMN Việt Nam sang thị trường EU, góp phần phát triển ngành TCMN nước ta. Theođó, tôi đã chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường EU” 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu thị trường EU và phân tích thực trạng sản xuất xuấtkhẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường EU, bài viết đề xuất một số giải pháp và kiếnnghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang EU trong thời gian sắp tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu TCMN Việt Nam sang thị trường EU. - Phạm vi nghiên cứu: + Đề tài tập trung xem xét quan hệ thương mại mặt hàng TCMN Việt Nam – EU. + TCMN có sản phẩm rất đa dạng, nhưng đề tài giới hạn nghiên cứu ở một số mặthàng TCMN đại diện, có kim ngạch xuất khẩu lớn trong những năm gần đây. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nội dung của đề tài, bài nghiên cứu đã sử dụng một số phương phápnghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê, so sánh. - Phương pháp trao đổi, lấy ý kiến. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tổng hợp và hệ thống hóakinh nghiệm của một số nước xuất khẩu TCMN lớn của thế giới. 5. Kết cấu đề tài Bài viết ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục kèm theo, nội dung của đề tài nàygồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Namvào thị trường EU Chương 2: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹnghệ vào thị trường EU trong thời gian tới CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU1.1. Tình hình sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam trong thời gianqua (từ năm 2000 đến nay)1.1.1. Khái quát về mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam1.1.1.1. Giới thiệu đôi nét về thủ công mỹ nghệ Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài gắn với các làng nghề trong đó có làng nghềthủ công mỹ nghệ (TCMN). Ban đầu, các sản phẩm TCMN chỉ đơn thuần phục vụ chonhu cầu sử dụng trong gia đình, sau đó để kiếm thêm thu nhập. Người nông dân thườnglàm các sản phẩm TCMN trong lúc nông nhàn. Dần dần, các làng sản xuất có hiệu quảhình thành nên làng nghề TCMN, duy trì và phát triển cho đến tận bây giờ như gốm BátTràng, gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ hay lụa Vạn Phúc… Mỗi sản phẩm TCMN tuy đếntừ các vùng khác nhau nhưng đều toát lên một nét văn hoá đậm chất làng quê Việt Nam.Các hình ảnh làng quê như bờ tre, bến nước, cây đa, cổng làng, lễ hội,những dòng sôngquê… đều được đưa vào trong các tác phẩm tạo nên nét văn hoá đặc sắc cho mỗi sảnphẩm. Những lao động tạo ra sản phẩm TCMN được gọi là nghệ nhân. Các nguyên liệucủa mặt hàng TCMN Việt Nam gần gũi với nông thôn Việt Nam, giản dị chân chất nhưchính con người Việt, như cây tre, cây mây, đất sét, cói, gỗ… Các nguyên liệu đó t ...

Tài liệu được xem nhiều: