Danh mục

Luận văn đề tài: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam

Số trang: 103      Loại file: pdf      Dung lượng: 829.08 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm qua cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, khu vực kinh tế nhà nước đã có những thay đổi đáng kể. Đổi mới khu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và yêu cầu cần phải được tiến hành với nhịp độ nhanh nhưng vững chắc và có hiệu quả. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn đề tài: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam LUẬN VĂN:Hoàn thiện khung pháp luật về cổphần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tếtập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, khu vực kinhtế nhà nước đã có những thay đổi đáng kể. Đổi mới khu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là cácdoanh nghiệp nhà nước được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và yêu cầu cầnphải được tiến hành với nhịp độ nhanh nhưng vững chắc và có hiệu quả. Việc tìm ra mô hìnhtổ chức mới nhằm phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết, nhất là khi một loạt mô hình tổchức như tổng công ty đã bộc lộ ngày càng rõ sự bất cập và không thích ứng của nó đốivới nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày24/9/2001 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp nhà nước và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa IX về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợiNghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng ngày 3/2/2000 đã khẳng định:Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phầnhóa. Nghị quyết đã đưa ra một bước đột phá trong chính sách đổi mới và cải cách doanhnghiệp nhà nước đó là tiến hành cổ phần hóa kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệplớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xâydựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảohiểm... . Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra theo phương án tổng thể sắp xếp doanhnghiệp nhà nước, tại Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004, Thủ tướng Chính phủđã quyết định thực hiện thí điểm cổ phần hóa một số tổng công ty nhà nước lớn trong năm2004. Theo quyết định này, ba tổng công ty lớn đầu tiên trong các ngành xây dựng, giaothông vận tải, công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm cổ phần hóagồm: Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (sau đây gọi là VINACONEX)(Bộ Xây dựng), Tổng công ty Thương mại - Xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải); Tổngcông ty Điện tử - Tin học (Bộ Công nghiệp). Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã cho phép Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng quốc doanh đầu tiên trong hệ thống các ngânhàng được tiến hành thí điểm cổ phần hóa. Khác với việc cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước hoặc bộ phận doanhnghiệp nhà nước đã thực hiện trong thời gian qua, cổ phần hóa tổng công ty nhà n ước làmột vấn đề hoàn toàn mới và chưa được thực hiện trên thực tế. Nhiều vấn đề như phươngthức thực hiện cổ phần hóa, xác định giá trị của toàn tổng công ty, tên gọi, mô hình tổ chứcvà hoạt động của tổng công ty sau cổ phần hóa... chưa được xác định cụ thể trong các vănbản pháp luật. Do vậy, việc nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cổphần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam là một vấn đề rất cấp thiết, góp phần triểnkhai cổ phần hóa thành công các tổng công ty khác. Chính vì vậy, tác giả quyết định lựachọn đề tài: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở ViệtNam làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được sự quan tâm đặc biệt tronglý luận và thực tiễn hiện nay ở nước ta. Trong hơn 10 năm qua, đã có nhiều văn bản củaĐảng, Chính phủ, các Bộ, ngành được ban hành về công tác cổ phần hóa. Bên cạnh đó,cũng đã có nhiều đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ, các bài viết đăng trên các tạp chíkhoa học đề cập và nghiên cứu chuyên sâu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n ước. Cáccông trình nghiên cứu đó đều thống nhất ở sự cần thiết phải thực hiện cổ phần hóa và hoànthiện cơ chế chính sách về cổ phần hóa. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả có thể kể đếnmột số công trình nghiên cứu như sau: - Trương Văn Bân, Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà nước, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội, 1996; - Đoàn Văn Hạnh: Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành côngty cổ phần, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998; - Nguyễn Thị Thu Vân, Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Namhiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; - Hoàng Kim Huyền, Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, 2003; - PGS, TS Lê Hồng Hạnh, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước những vấn đề lýluận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004; - Lê Văn Tâm (Chủ biên), Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổphần hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004... Tất cả các công trình nghiên cứu kể trên mới chỉ nghiên cứu việc cổ phần hóa mộtdoanh nghiệp nhà nước đơn lẻ độc lập, doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công tyhoặc cổ phần hóa một bộ phận trực thuộc doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chưa có bấtkỳ công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về đề tài Hoàn thiện khung pháp luậtvề cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam nói trên. Khác với cổ phần hóa một doanh nghiệp thông thường, cổ phần hóa tổng công tynhà nước có tính chất phức tạp hơn nhiều. Bởi vì, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam làmột tổ hợp nhiều doanh nghiệp hạch toán độc lập, có hình thức pháp lý khác nhau. Nhiềuvấn đề rất mới mẻ như nhận diện tổng công nhà nước được cổ phần hóa, phương thức cổphần hóa, quy trình cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp của tổng công ty, mô hìnhtổ chức, quản lý và điều hành doanh nghiệp sau cổ phần hóa… chưa được nghiên cứu cụ ...

Tài liệu được xem nhiều: