Danh mục

Luận văn đề tài: Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.20 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trước mắt phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của dịch vụ là 42- 43%, công nghiệp - xây dựng là 40 - 41% và nông nghiệp là 16-17% [7]. Như vậy ngành kinh tế dịch vụ được coi là một trong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng và có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn đề tài: Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay LUẬN VĂN:Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trước mắtphấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của dịch vụ là 42- 43%, công nghiệp - xây dựnglà 40 - 41% và nông nghiệp là 16-17% [7]. Như vậy ngành kinh tế dịch vụ được coi là mộttrong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng và có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nềnkinh tế nước ta đến thời điểm đó. Nếu so sánh với một số địa phương như: Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa v.v... thìBà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cácngành dịch vụ như: Dịch vụ dầu khí, dịch vụ vận tải, dịch vụ thủy sản, dịch vụ du lịch,dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ bưu chính viễn thông v.v... Năm 2000 GDP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 41.359 tỷ đồng, tính theo bình quânđầu người là: 40.620.000 đồng/người/năm, cao nhất trong cả nước. Trong cơ cấu kinh tếnếu tính cả dầu khí thì: công nghiệp - xây dựng chiếm 81,5%, nông nghiệp chiếm: 4,06%,và dịch vụ chiếm 14,36%; nếu không kể dầu khí thì: công nghiệp - xây dựng: 47,26%, dịchvụ 41,17%, nông nghiệp 11,62% và là một trong 10 tỉnh đóng góp nguồn ngân sách lớnnhất cho nhà nước 20,01%, đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh (33,05%) [2]. Đây lànhững thành tựu quan trọng để Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, với những kết quả đạt đựơc nêu trên, trong toàn bộ nền kinh tế thì cáchoạt động kinh doanh dịch vụ vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng, lợi thế mà ngànhdịch vụ có thể khai thác, quá trình đầu tư để khai thác còn nhiều hạn chế trong các lĩnh vựcnhư chính sách quản lý, mô hình phát triển, nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật v.v... Một sốlĩnh vực dịch vụ mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ như: Dịch vụ dầu khí, dịch vụ vậntải, du lịch, nông nghiệp … Vì vậy, để phù hợp với mục tiêu kinh tế chung của cả nướcđồng thời muốn phát triển ngành kinh tế dịch vụ đạt mức tỷ trọng cao trong cơ cấu của địaphương và để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế dịch vụ trongquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi cần phải có những đánh giá đúng mức vềtiềm năng, lợi thế và thực trạng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó đưa ranhững giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế mà tỉnh đã đề ra, góp phần xác lập mộtcơ cấu kinh tế hợp lý của địa phương. Đây là lý do để tác giả chọn đề tài: Kinh tế dịch vụ trongcơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có một số luận văn, luận án có liên quan đến đề tài được được bảovệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh như: Phát triển kinh tế du lịch tỉnh BàRịa - Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của Trần Quốc Nhật, 1995; Nghiêncứu về đầu tư khai thác dầu khí của TS. Trần Đức Chính, 2000; Phát triển kinh tế du lịchcủa tỉnh Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của TrầnNgọc Tư, 2000; Kinh tế dịch vụ và dịch vụ du lịch tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ kinhtế của Phạm Xuân Thu, 1995; Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận văn thạc sĩkinh tế của Hoàng Đức Cường, 1999... và một số bài viết trên các báo, tạp chí nghiên cứucủa Trung ương và địa phương. Song các luận văn, luận án, các bài viết nêu trên chỉ nghiên cứu về một ngành cụthể trong kinh tế dịch vụ ở các địa phương khác, chưa nghiên cứu kinh tế dịch vụ từ góc độmột nhóm ngành trong cơ cấu kinh tế ởđịa bàn cấp tỉnh. Đặc biệt là đối với kinh tế dịch vụ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì chưa cómột công trình nào nghiên cứu trung tên với đề tài của luận văn này. 3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của luận văn Mục đích, nhiệm vụ: Luận văn nghiên cứu những vấn đề chung về kinh tế dịch vụvà xác định vai trò, tầm quan trọng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Phân tích thực trạng kinh tế dịch vụ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những nămqua để thấy được những thành tựu, những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất những giải phápchủ yếu để phát triển kinh tế dịch vụ tại tỉnh trong những năm đầu thế kỷ XXI. Giới hạn của luận văn: Với một tỉnh có nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh với hàng trăm các hoạtđộng kinh doanh dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, trong khuôn khổ của một luậnvăn thạc sĩ, tác giả không thể nghiên cứu toàn bộ các ngành kinh tế dịch vụ mà chỉ đi sâunghiên cứu một số ngành dịch vụ chủ yếu trên địa bàn của tỉnh như: Dịch vụ dầu khí, dịchvụ thủy sản, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ nông nghiệp để làm ...

Tài liệu được xem nhiều: