Danh mục

Luận văn đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 754.92 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 52,500 VND Tải xuống file đầy đủ (105 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" [18, tr. 33]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" [39, tr. 269]. Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống hành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định:Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh củaĐảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng [18, tr.33]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậyhuấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng [39, tr. 269]. Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấp củaNhà nước Việt Nam, là nền tảng của hệ thống chính trị. Cấp xã giữ một vai trò, vị trí hếtsức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụcấp trên giao, là cấp chính quyền trực tiếp chăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nốigiữa nhà nước với nhân dân. Qua từng thời kỳ lịch sử, chính quyền cấp xã không ngừng được xây dựng vàcủng cố, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở. Cán bộ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chínhquyền cấp xã vững mạnh. Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vữngmạnh thì phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện sựnghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IXvề đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấnnhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước đã xác định từ nay đến năm 2005, cần tậptrung giải quyết mấy vấn đề cơ bản và bức xúc trong đó ghi rõ: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở [20, tr. 167-168]. Thực tế cho thấy, ở những xã chính quyền vững mạnh là do có đội ngũ cán bộ mạnhvà những xã yếu kém thì thường cũng bắt đầu yếu kém từ khâu cán bộ. Trong những nămgần đây, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trong cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nóiriêng đã có những mặt tiến bộ rõ nét. Thực hiện Nghị quyết 09 ngày 14 tháng 8 năm 1997 của Hội đồng nhân dân(HĐND) tỉnh Phú Thọ về xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cánbộ chính quyền cấp xã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhiều mặt, nhất làkiến thức quản lý nhà nước. Theo đó năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức thực hiệnnhiệm vụ của cán bộ chính quyền cấp xã không ngừng được nâng cao, đáp ứng ngày càngtốt hơn yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, góp phần tạo nên chuyển biến trên tất cảcác mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng trên địa bàntỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước, của địa phương thì độingũ cán bộ chính quyền cấp xã còn nhiều bất cập. Trong năm 2001, ủy ban nhân dân(UBND) tỉnh đã tổ chức thi chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn giỏi tỉnh Phú Thọ lầnthứ nhất. Qua cuộc thi cho thấy trình độ năng lực của đội ngũ chủ tịch UBND cấp xã cònnhiều hạn chế bất cập, nhất là sự hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước ởcấp xã, phường, thị trấn cũng còn nhiều hạn chế. Do những hạn chế đó, nên trong quátrình quản lý khi gặp những tình huống, những vụ việc rắc rối không đề ra được phươngán giải quyết tối ưu. Cũng thông qua cuộc thi cho thấy có sự chênh lệch cả về nhận thức,năng lực giữa chủ tịch UBND các xã miền núi so với các xã, phường, thị trấn đồng bằng,thành phố, thị xã. Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh hầu hết chưa qua đào tạocơ bản, chủ yếu là qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày. Những lúng túng, va vấp, vi phạmtrong công việc là điều khó tránh khỏi. Đây là một vấn đề rất lớn đặt ra cho Phú Thọ vềđào tạo để nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Bên cạnhnhững hạn chế do trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đã có biểu hiện suy thoáivề phẩm chất, đạo đức, sống xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, mất dân chủ, thamnhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền làm trái các nguyên tắc quản lý, bán và sangnhượng đất trái phép, thậm chí bớt xét tham ô tiền của nhà nước, bị truy tố trước phápluật... gây tổn hại không nhỏ đến uy tín và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối vớiĐảng và Nhà nước. Tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người vẫn còn. Bêncạnh đó, hoạt động của các đại biểu HĐND cấp xã còn nhiều hạn chế. Năng lực, trình độcủa các đại bi ...

Tài liệu được xem nhiều: