Danh mục

LUẬN VĂN: Địa vị và quyền hạn của tổng thống mỹ

Số trang: 119      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 119,000 VND Tải xuống file đầy đủ (119 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nước Mỹ đã và đang là cường quốc hàng đầu thế giới với sức ảnh hưởng mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quân sự lan toả tới nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên khắp các châu lục. Nhìn nhận vai trò và vị thế đặc biệt đó, cả giới nghiên cứu lẫn phương tiện thông tin và dư luận công chúng đều rất quan tâm đến chế độ tổng thống Mỹ một lĩnh vực quan trọng bậc nhất của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. 1.2. Chế độ tổng thống Mỹ là mô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Địa vị và quyền hạn của tổng thống mỹ LUẬN VĂN:Địa vị và quyền hạn của tổng thống mỹ Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Nước Mỹ đã và đang là cường quốc hàng đầu thế giới với sức ảnh hưởng mạnhmẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quân sự lan toả tới nhiều quốc gia, nhiều khuvực trên khắp các châu lục. Nhìn nhận vai trò và vị thế đặc biệt đó, cả giới nghiên cứu lẫnphương tiện thông tin và dư luận công chúng đều rất quan tâm đến chế độ tổng thống Mỹ -một lĩnh vực quan trọng bậc nhất của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. 1.2. Chế độ tổng thống Mỹ là mô hình nguyên thủ quốc gia cộng hoà mang bản chấttiên phong, tiêu biểu và có tác động rộng rãi. Tiên phong vì đây là một trong ít hình thứcnguyên thủ quốc gia cộng hoà đầu tiên, tự thân hình thành, khẳng định và phát triển. Tiêubiểu vì nó thể hiện rõ ràng, đầy đủ nhất các đặc tính của một mô hình nguyên thủ quốc giacộng hoà hiện đại: tính quyền lực tối cao, tính dân chủ, tính xã hội, tính liên tục và ổn định.Có tác động rộng rãi vì nó tồn tại, phát triển suốt hơn hai thế kỷ qua, là trung tâm và chiphối toàn bộ nền chính trị Mỹ, đồng thời ngày càng trở thành mô hình nguyên thủ quốc giamẫu của nhiều nước (khoảng gần 1/3 số quốc gia trên thế giới hiện nay theo kiểu chế độtổng thống này). 1.3. Dù ban đầu đã đạt được ít nhiều thành công, nhưng ngành luật hiến pháp nướcngoài ở Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, đầy tính sơ lược và khái quát. Trong điều kiện đó,chế định nguyên thủ quốc gia cũng chỉ được đề cập chung chung, sơ sài và chế độ tổngthống Mỹ chỉ được coi bình thường như hàng chục mô hình nguyên thủ quốc gia khác.Thực trạng này đã không đánh giá đúng được những đặc tính, giá trị khác biệt và ưu thếcủa chế độ tổng thống Mỹ. Như vậy, nghiên cứu kỹ càng và toàn diện chế độ tổng thốngMỹ sẽ là một nhu cầu cần thiết nhằm bổ sung, hoàn thiện chế định nguyên thủ quốc gia,góp phần làm phong phú, cụ thể hoá và phát triển ngành luật hiến pháp nước ngoài ở ViệtNam nói chung. 1.4. Quan hệ Việt - Mỹ từng trải qua nhiều thăng trầm, song đã được bình thườnghoá từ năm 1995 và có những bước tiến tích cực. Nghiên cứu, tìm hiểu về chế độ tổngthống Mỹ là việc rất cần thiết để góp phần hiểu rõ cơ cấu, hoạt động và cốt lõi của hệthống chính trị Mỹ, giúp xây dựng, phát triển quan hệ phù hợp giữa hai nước. Ngoài ra,việc nghiên cứu, tìm hiểu chế độ tổng thống Mỹ chắc cũng sẽ gợi mở việc chia sẻ, chọnlọc, tiếp thu một số điểm tích cực, tương đồng đối với quá trình đổi mới, phát triển và hoànthiện định chế chủ tịch nước Việt Nam. 2. tình hình nghiên cứu đề tài Như vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu chế độ tổng thống Mỹ là rất cần thiết cả về mặtlý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, đây là vấn đề rộng lớn, phức tạp và do một số nguyênnhân chủ quan, khách quan khác, nên cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một công trìnhkhoa học nào nghiên cứu tổng thể hoặc chi tiết về chế độ tổng thống Mỹ. Trước năm 1975, tại miền Nam Việt Nam, dưới chính quyền Sài Gòn, đã xuất hiệncác ấn phẩm pháp lý - chính trị nghiên cứu về Hoa Kỳ, trong đó có đề cập đến chế độTổng thống Mỹ. Song sự đề cập đó chỉ chút ít, giữ vai trò tham khảo, hỗ trợ cho nội dungchính của tác phẩm. Chẳng hạn, cuốn sách Cuộc chuẩn bị vĩ đại của C. V. Doren (CamNinh dịch, Việt Nam Khảo dịch xã, 1966) viết về tiến trình soạn thảo và thông qua Hiếnpháp Mỹ nguyên thuỷ 1787, trong đó có trình bày chế định tổng thống trong Hiến phápđược xây dựng như thế nào. Cuốn Những chế độ chính trị hiện nay của M. Duverger (Nhàxuất bản Khai trí, 1967) giới thiệu và phân tích các mô hình thể chế chính trị phổ biến trênthế giới đương thời, trong đó có hình thức cộng hoà tổng thống Mỹ ( trong chương nhan đề“Những chế độ theo tiêu thức Mỹ”). Giáo trình Luật Hiến pháp và Chính trị học củaNguyễn Văn Bông (Nxb Sài Gòn, 1967) lại đề cập đôi nét về chế độ tổng thống Mỹ ở phầnviết về chế định nguyên thủ quốc gia. Còn tác phẩm Lực lượng chính trị của Trần Thị HoàiTrân (Nxb Sài Gòn, 1972) thì viết chủ yếu về cơ cấu tổ chức, hoạt động, quan hệ của cácđảng phái và tổ chức chính trị, trong đó có điểm qua vai trò của chế độ tổng thống trongnền chính trị Hoa Kỳ... Sau năm 1975, khoa học pháp lý - chính trị Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, nhưngvấn đề nghiên cứu về chế độ tổng thống Mỹ vẫn chưa tạo được bước tiến nào. Tính đếnnay, vẫn chưa có sách viết riêng về chế độ tổng thống Mỹ. Một số bài đăng trong các tạpchí Nhà Nước & Pháp Luật, Khoa Học Chính Trị, Châu Mỹ Ngày Nay, Nghiên Cứu LậpPháp, Dân Chủ & Pháp Luật, Sinh Hoạt Lý Luận... thường chỉ hoặc đề cập chế độ tổngthống như một bộ phận bình thường trong nền chính trị, hoặc tìm hiểu về một lĩnh vực liênquan đến Tổng thống Mỹ. Chẳng hạn, bài Chính thể cộng hoà tổng thống của Mỹ (PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung - Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 1/1995) viết khái quát về hìnhthức chính thể và cơ cấu tổ chức, hoạt động của Nh ...

Tài liệu được xem nhiều: