Danh mục

LUẬN VĂN:Định canh, định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 656.18 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 74,000 VND Tải xuống file đầy đủ (74 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Định canh định cư là một yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển không những của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhận thức rõ vai trò của định canh định cư đối với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm đề ra và thực hiện chủ trương, chính sách định canh định cư. Gần nửa thế kỷ qua, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP về định canh định cư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Định canh, định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang LUẬN VĂN:Định canh, định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Định canh định cư là một yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển không nhữngcủa Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhận thức rõ vai trò của định canhđịnh cư đối với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo ở nước ta,Đảng và Nhà nước đã sớm đề ra và thực hiện chủ trương, chính sách định canh định cư. Gần nửa thế kỷ qua, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP về địnhcanh định cư vào năm 1968, công tác định canh định cư đã đạt được những kết quả quantrọng, góp phần tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng cao ổn định nơi ăn,chốn ở, ổn định địa bàn canh tác, sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ rừng, quy hoạchdân cư, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự ổn định về kinh tế - xã hội và pháttriển bền vững của các vùng và quốc gia. Thông qua công tác định canh định cư, đồng bàocác dân tộc được tiếp cận và tham gia vào phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiệnvà từng bước nâng cao đời sống của mình. Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc, với 22 dân tộc anhem trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu số như: Mông 30% (dân số toàn tỉnh), Tày 25%, Dao15%, Nùng 9%... không những thế do địa hình phức tạp bị chia cắt, độ dốc lớn, miền núicao, khí hậu khắc nghiệt. Toàn tỉnh có 195 xã, phường, thị trấn nhưng trong đó có tới 115xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn theo phân loại của Uỷ ban dân tộc miền núi, tỷ lệ đóinghèo của xã cao nhất là 86,3%. Chính vì thế đến nay một bộ phận không nhỏ dân cư củatỉnh còn sống trong tình trạng định canh định cư chưa bền vững, trình độ phát triển kinh tếthấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Đặc biệt quá trình triển khai thực hiện chính sách định canhđịnh cư trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, nhất là trong giải quyết vấn đềđất đai, việc làm, các điều kiện dân sinh liên quan đến đời sống của các gia đình, cộngđồng và điểm định canh định cư, nguồn thu nhập thiếu ổn định, tình trạng du canh du cưvẫn có nguy cơ tiếp diễn… Trước thực tiễn đó, Hà Giang quyết tâm thực hiện tốt công tácđịnh canh định cư bền vững, coi đây là việc làm vô cùng cần thiết nhằm phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh, đưa Hà Giang thoát khỏi tỉnh nghèo. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: Địnhcanh, định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Định canh định cư là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách pháttriển vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam từ 1968 đến nay. Cho nên vấn đề nàyđã được nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cho đến nay đãcó các công trình như: - Uỷ ban Dân tộc - Viện Dân tộc: Nghiên cứu về định canh, định cư ở Việt Nam,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006. - Cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới: Di dân kinh tế mới, định canh địnhcư - lịch sử và truyền thống, Nxb Nông nghiệp, năm 2001. - TS. Đỗ Văn Hoà: Định canh định cư và phát triển kinh tế - xã hội miền núi. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng quan định canh định cư cho đồng bàocác dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1998-2010. - Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Đề án tổng quan định canh định cư tỉnh HàGiang (giai đoạn 1999-2010), tháng 3/1999. Các công trình trên đề cập đến công tác định canh định cư dưới các góc độ khácnhau cả về lý luận và thực tiễn nhưng chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề Địnhcanh, định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn đểnghiên cứu không trùng với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận ăn * Mục đích: - Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và sự cần thiết phải thực hiện công tác định canhđịnh cư gắn với xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, phân tích đánh giá thực trạng công tácđịnh canh định cư và xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang. Từ đó đưa ra các giải pháp địnhcanh định cư bền vững góp phần xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang. Để thực hiện được mụcđích trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau: * Nhiệm vụ: - Khái quát một số vấn đề lý luận về định canh định cư và vai trò của công tác địnhcanh định cư với việc xoá đói giảm nghèo ở nước ta. - Tập trung phân tích thực trạng định canh định cư và xoá đói giảm nghèo ở tỉnh HàGiang và chỉ ra những nguyên nhân đạt được thành công và nguyên nhân còn tồn tại. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu cho việc thực hiện định canh định cư bền vững gắnvới xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tới. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề định canh định cư và xoá đói giảm nghèo dưới gócđộ kinh tế chính trị, đồng thời tập trung nghiên cứu công tác định canh định cư và xoá đóigiảm nghèo của tỉnh từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu *Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách về định canh định cư, phát triểnkinh tế, xoá đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Hà Giang để nghiêncứu. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận khoa học kinh tế chính trị và kết hợp cácphương pháp khác để nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống... 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về định canh định cư và vai trò của nó trongxoá đói giảm nghèo dưới góc độ kinh tế chính trị. - Phân tích đánh giá thực trạng công tác định canh định cư và xoá đói giảm nghèo ởtỉnh từ năm 2000 đến nay. - Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: