Danh mục

LUẬN VĂN: Định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kì 2000 - 2010

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 12.95 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 90,000 VND Tải xuống file đầy đủ (90 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những vấn đề lí luận chung về công nghiệp và vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân I-/ Công nghiệp và sự phân loại sản xuất công nghiệp. 1.Công nghiệp và những đặc trưng chủ yếu của sản xuất công nghiệp. 1.1. Khái niệm công nghiệp. Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản, là khu vực chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu: Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ, sản xuất và chế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kì 2000 - 2010 LUẬN VĂN:Định hướng và các giải pháp phát triểncông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kì 2000 - 2010 Chương I Những vấn đề lí luận chung về công nghiệp và vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân I-/ Công nghiệp và sự phân loại sản xuất công nghiệp.1.Công nghiệp và những đặc trưng chủ yếu của sản xuất công nghiệp. 1.1. Khái niệm công nghiệp. Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản, là khu vực chủ đạo trong nềnkinh tế quốc dân. Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu: Khai thác tài nguyênthiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ, sản xuất và chế biến sản phẩm của côngnghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhucầu khác nhau của xã hội, khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trongquá trình sản xuất và trong sinh hoạt. Để thực hiện ba hoạt động cơ bản đó dưới sự tácđộng của phân công lao động xã hội trên cơ sở của tiến bộ khoa học và công nghệ, trongnền kinh tế quốc dân hình thành hệ thống các ngành công nghiệp: khai thác tài nguyênkhoáng sản, động, thực vật; các ngành sản xuất và chế biến sản phẩm và các ngành côngnghiệp dịch vụ sửa chữa: - Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất côngnghiệp. Nó cắt đứt các đối tượng ra khỏi môi trường tự nhiên. - Chế biến là hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về chất của các nguyên liêu nguyênthuỷ, để tạo ra sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến để tạo ra sản phẩm cuối cùng. - Sửa chữa là một hoạt động không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo dài tuổi thọcủa các tư liệu lao động trong các ngành sản xuất. Từ những nội dung đã trình bày trên có thể hiểu công nghiệp là một ngành kinh tếto lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, bao gồm một hệ thống các ngành sản xuấtchuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó lại bao gồm nhiềuđơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình thức khác nhau. Trên góc độ trìnhđộ kĩ thuật và hình thức tổ chức sản xuất,công nghiệp còn được cụ thể hoá bằng các kháiniệm khác nhau như: công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp lớn và côngnghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nằm trong nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, côngnghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh... 1.2. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp. a) Các đặc trưng về mặt kĩ thuật-sản xuất của công nghiệp - Đặc trưng về công nghệ sản xuất: Trong công nghiệp chủ yếu là quá trình tácđộng trực tiếp bằng phương pháp cơ lí hoá của con người làm thay đổi các đối tượng laođộng thành các sản phẩm thích ứng với nhu cầu của con người. Khác với nông nghiệpquá trình tác động chủ yếu là bằng phương pháp sinh học, các tác động cơ, lí, hoá trongnông nghiệp chỉ là những tác động tạo điều kiện môi trường sinh thái để cây trồng, vậtnuôi có thể phát triển. Nghiên cứu đặc trưng về công nghệ sản xuất có ý nghĩa rất quantrọng trong việc tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ thích ứng với mỗingành. Trong công nghiệp ngày nay phương pháp công nghệ sinh học cũng được ứngdụng ngày càng rộng rãi đặc biệt là công nghiệp thực phẩm. - Đặc trưng về sự biến đổi của các đối tượng lao động sau mỗi chu kì sản xuất:Các đối tượng lao động của trình sản xuất công nghiệp sau mỗi chu kì sản xuất đượcthay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang các sản phẩm có côngdụng cụ thể hoàn toàn khác. Hoặc một loại nguyên liệu sau quá trình sản xuất có thể tạora nhiều loại sản phẩm có công dụng khác nhau. Trong khi đó đối tượng lao động của sảnxuất nông nghiệp sau quá trình sản xuất chỉ có sự thay đổi về lượng là chủ yếu. Nghiêncứu đặc trưng này của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn trong việc tổchức quá trình sản xuất và chế biến, trong việc khai thác và tổng hợp nguyên liệu. - Đặc trưng về công dụng kinh tế của sản phẩm: sản phẩm công nghiệp có khả năngđáp ứng nhiều loại nhu cầu ở các trình độ ngày càng cao của xã hội. Sản xuất công nghiệp là hoạt động sản xuất duy nhất tạo ra các sản phẩm làm chứcnăng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế. Đặc trưng này cho thấy vị trí chủ đạo củacông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chấtcủa quá trình sản xuất đó. b) Đặc trưng về kinh tế xã hội của sản xuất. - Do các đặc điểm về mặt kĩ thuật của sản xuất trong quá trình phát triển, côngnghiệp luôn là ngành có điều kiện phát triển về mặt kĩ thuật, tổ chức sản xuất, lực lượngsản xuất phát triển nhanh ở trình độ cao, nhờ đó mà quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn. - Cũng do đặc điểm kĩ thuật của sản xuất, trong quá trình sản xuất công nghiệp đàotạo ra được một đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỉ lu ...

Tài liệu được xem nhiều: