Danh mục

LUẬN VĂN: Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 873.53 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN là một chủ trương nhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh. Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây nhất là các doanh nghiệp tư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội LUẬN VĂN:Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN là một chủ trươngnhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo phápluật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh. Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khuvực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta có những bước phát triển vượt bậc trong nhữngnăm gần đây nhất là các doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp. Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và qui hoạch phát triển kinh tế xã hội Thủ Đô đượcThủ tướng phê duyệt, đó xác định ngành công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Thủđô. Những năm qua doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp đã đóng góp rất lớnvào sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nội, có vị trí hết sức quan trọng trong pháttriển kinh tế - xã hội ở Thủ đô, tạo ra sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,huy động vốn trong dân để phát triển sản xuất, giải quyết nhiều công ăn việc làm, đónggóp ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nước, tiếp cận với khoa học công nghệ mới, làm giatăng tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Có được những chuyển biến đó là do Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhândân Thành phố Hà Nội rất quan tâm đến sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Cùngvới thực hiện các chính sách khuyến khích của Trung ương, Hà nội đã xây dựng và thựchiện nhiều cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và doanhnghiệp tư nhân nói riêng như hỗ trợ về tín dụng, tài chính; khoa học công nghệ; đào tạonguồn nhân lực; xúc tiến đầu tư, thương mại; giải quyết mặt bằng sản xuất; thủ tục pháplý... Những chủ trương và chính sách đó đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển củacác doanh nghiệp tư nhân. Số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký tăng nhanh, tính đếnhết năm 2005, trên địa bàn Hà Nội đã có trên 35.000 doanh nghiệp thành lập và đăng kýkinh doanh với số vốn đăng ký trên 65.000 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm có khoảng 5000doanh nghiệp thành lập, với số vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt khoảng 2tỷ đồng. Sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp tư nhân có tăng trưởng cao, ngàycàng chiếm tỷ trọng lớn trong các lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp. Trong lĩnh vực côngnghiệp, tính đến hết năm 2004 trên địa bàn Hà Nội có 1772 cơ sở sản xuất của doanhnghiệp tư nhân, tăng 4,5 lần so với năm 2000; giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định1994 đạt 5584 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt 46,4%. Tỷ trọnggiá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tư nhân chiếm 79,5% GTSXCN kinh tếngoài nhà nước và chiếm 15,8% công nghiệp trên địa bàn. Năm 2004, các doanh nghiệpcông nghiệp tư nhân đã đầu tư 7000 tỷ đồng vào các ngành công nghiệp quy mô lớn, kỹthuật cao như chế tạo ô tô, xe máy, máy tính, điện thoại di động, thang máy, đồ điện đadụng..., thu hút 60% số lao động trên địa bàn. Bên cạnh những thành tựu đạt được, các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân đangphải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức về năng lực quản lý, công nghệ, nguồnnhân lực, chất lượng sản phẩm, thông tin thị trường...; thiếu vốn đầu tư vào các ngành sảnxuất lớn, chưa mạnh dạn liên kết với các thành phần kinh tế khác và cũng đã bộc lộ một sốyếu kém như: chỉ chạy theo lợi ích ngắn hạn, khai thác không hiệu quả nguồn lực xã hội,hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thấp, gây ô nhiễm môi trường... Tình trạng trênđòi hỏi thành phố Hà Nội phải có định hướng và các giải pháp phù hợp để khuyến khíchdoanh nghiệp công nghiệp tư nhân phát triển theo qui hoạch, kế hoạch của Thành phố,phát huy được tiềm năng, thế mạnh sẵn có, thúc đẩy loại hình công nghiệp này phát triểnnhanh, bền vững, đóng góp ngày càng lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủđô. Xuất phát từ tình hình đó, tôi lựa chọn “Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệptrên địa bàn Hà Nội làm đề tài luận văn thạc sĩ Kinh tế là cần thiết cả về lý luận và thựctiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, kinh tế tư nhân là một đề tài đã được nhiều tácgiả trong nước nghiên cứu, nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân đã đượcnghiờn cứu qua một số cụng trỡnh như: - TS. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Nguyễn Minh Phong (đồng chủ biên) (2002), Hà Nộitrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - TS.Nghiêm Xuân Đạt, GS.TS Tô Xuân Dân (chủ biên), Phát triển và quản lý cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học và kỹ thuật. - TS. Nguyễn Minh Phong (chủ biên) (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội,Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: