Danh mục

LUẬN VĂN: Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 854.90 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang khẳng định vai trò quan trọng, có tính quyết định đối với quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước thông qua quá trình tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật cho nền kinh tế-xã hội. Chúng ta quản lý hoạt động này thông qua việc hình thành và liên tục hoàn thiện một cơ chế quản lý- cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng. Là lĩnh vực hoạt động đòi hỏi phải hy sinh một lượng rất lớn nguồn lực và chi phí xã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB LUẬN VĂN:Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xâydựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB Lời nói đầu Lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang khẳng định vai trò quan trọng, cótính quyết định đối với quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước thông quaquá trình tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật cho nền kinh tế-xã hội. Chúng ta quản lý hoạtđộng này thông qua việc hình thành và liên tục hoàn thiện một cơ chế quản lý- cơ chếquản lý đầu tư và xây dựng. Là lĩnh vực hoạt động đòi hỏi phải hy sinh một lượng rất lớn nguồn lực và chiphí xã hội, đồng thời do ảnh hưởng và tầm quan hệ rộng lớn cũng như tính chất phứctạp trong quản lý, cho nên không phảI lúc nào việc hy sinh những nguồn lực, nhữngchi phí này cũng đem lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế-xã hội. Thực tế đang đặt rabàI toán phảI giảI quyết, đó là bàI toán về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB. Nói cách khác, cơ chế quản lý đ ầu tư và xây dựng của chúng ta đang đặt ra yêucầu phảI hoàn thiện. Và việc hoàn thiện này là một quá trình liên tục. Mỗi cơ chế quảnlý được hoàn thiện, nhưng ngay sau đó việc áp dụng vào thực tế lại phát sinh nhữngmâu thuẫn mới. GiảI quyết những mâu thuẫn này sẽ đưa cơ chế hoàn thiện thêm mộtbước nữa, cứ như vậy, cơ chế luôn vận động, đổi mới, góp phần thúc đẩy xã hội pháttriển. Trong lĩnh vực đầu tư XDCB, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB chính là mụctiêu mà cơ chế quản lý đầu tư xây dựng hướng tới, cũng như là tiêu thức quan trọngđánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế này. Hai vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau. Việc giả quyết vấn đề này là hếtsức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội. Với lý do như vậy, em đãchọn đề tài: “Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn đầu tư XDCB”. Chương I: Lý luận chung về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản-cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng. =======*======= I. đầu tư phát triển: 1. Đầu tư-khái niệm và vai trò: Đầu tư, hiểu theo nghĩa chung nhất, là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại đểtiến hành các hoạt động nào đó, nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớnhơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Đầu tư, là một định nghĩa, một phạm trù, một hành động, nó thể hiện các mốiquan hệ nhân quả tồn tại phổ biến trong hiện thực. Những mối quan hệ này là tất yếudo bản chất hoạt động đầu tư, do mối quan hệ tất yếu giữa tính mục đích và sự hy sinhcác nguồn lực, do bản thân quá trình thu hút các nguồn lực cũng như thực hiện để đạtđược mục đích. Mối quan hệ này là tất yếu trong tính toàn diện, phổ quát của hoạtđộng đầu tư. Định nghĩa đầu tư trên, như vậy, là định nghĩa có nội hàm hẹp nhất mà ở nhiềugiác độ, nhiều tiêu thức khác nhau, bằng cách làm phong phú thêm nội hàm, ta có thểxác định được nhiều hoạt động khác nhau mang bản chất là hoạt động đầu tư, ví dụnhư: đầu tư tăng trưởng, đầu tư phát triển, đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tưmở rộng, đầu tư chiều sâu...Các hoạt động đầu tư cần thiết phải hy sinh các nguồn lực,và các kết quả nhất định sẽ được tạo ra. Nguồn lực dùng để tiến hành hoạt động đầu tư có thể là những tài sản hữu hìnhnhư tiền vốn, đất đai, nhà cửa, thiết bị, hàng hoá hoặc tài sản vô hình như bằng sángchế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyếtthương mại...Các doanh nghiệp còn có thể đầu tư bằng cổ phần, trái phiếu, các quyềnsở hữu tài sản khác như quyền thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị về mặt kinhtế như các quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên... các nguồn lực này được kếthợp với nhau trong quá trình đầu tư nhằm tạo ra các tài sản, những giá trị, những kếtquả mong đợi, tức là mục tiêu đầu tư nói chung. Những kết quả, những giá trị này có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính(tiền vốn), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật...) và nguồnnhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất chất lượng cao hơn trong nền sản xuấtxã hội. Những kết quả đó, và do đó là cách thức tiến hành hoạt động đầu tư đáp ứngđược các mục tiêu của chủ thể đầu tư và xã hội đến đâu là tiêu chí quan trọng đánh giátính hiệu quả, hợp lý và đúng đắn của quyết định đầu tư và quá trình đầu tư. Đầu tư là một hoạt động kinh tế quan trọng ở cấp độ vi mô các cá nhân, tổ chứcvà doanh nghiệp cũng như ở cấp độ vĩ mô, ở phạm vi nền kinh tế-xã hội. Đối với một doanh nghiệp, hoạt động đầu tư là công việc khởi đầu quan trọngnhất và cũng là khó khăn nhất của quá trình sản xuất, kinh doanh. Những quyết địnhcủa ngày hôm nay về lĩnh vực, quy mô, hình thức, thời điểm đầu tư sẽ chi phối quátrình hoạt động và phát triển của ...

Tài liệu được xem nhiều: