Tham khảo luận văn - đề án luận văn: đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh bó kẹo, cộng hoà dân chủ nhân dân lào, luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Luận vănĐổi mới quản lý nhà nướcđối với hoạt động thươngmại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua hơn mười lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Nhândân cách mạng (NDCM) Lào khởi xướng và lãnh đạo, bắt đầu từ Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1986) mở đường cho một thời kỳphát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIIcủa Đảng NDCM Lào đã đề ra chương trình cải cách hành chính và đổimới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đối với tất cả các lĩnhvực, các ngành, trong đó có thương mại nhằm thực hiện mục tiêu chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân(CHDCND) Lào đến năm 2020. Trọng tâm của chương trình cải cách và đổi mới quản lý nhà nướcvề kinh tế là hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức bộ máyquản lý kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý, đảmbảo thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng và Nhà nước đề ra, phù hợp xu thế của thời đại mới. Vì vậy, đòi hỏitất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành thương mại nói riêngphải đổi mới cơ chế, chính sách, các công cụ và phương pháp quản lý vĩmô... cho phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo địnhhướng XHCN. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm qua, quảnlý nhà nước về kinh tế nói chung và đối với thương mại nói riêng đã đạtđược những thành tựu quan trọng. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế, vừachưa định hướng quy hoạch chiến lược phát triển, vừa chưa quản lý kiểmsoát chặt chẽ hoạt động thương mại của các thành phần kinh tế tham gia. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, hoạt động thương mại của thànhphần kinh tế nhà nước còn bị động, lúng túng chưa phát huy được vai tròchủ đạo, hoạt động thương mại của thành phần kinh tế ngoài nhà nước pháttriển nhanh nhưng không đồng đều giữa các vùng, miền, thị trường nôngthôn miền núi hầu như bị bỏ trống. Chính vì lẽ đó đòi hỏi phải có sự tácđộng của quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xãhội và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là địa bàn nông thônmiền núi. Bó Kẹo là tỉnh miền núi nhưng có cả đồng bằng và đô thị, hoạtđộng thương mại có sự đan xen, hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, Bó Kẹo còn cóvị trí địa lý thuận lợi là cầu nối giữa các tỉnh miền núi phía Tây Đông Bắc,có nhiều tiềm năng để phát triển thương mại. Tuy nhiên, quản lý nhà nướcđối với hoạt động thương mại cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiêncứu và giải quyết trong thực tiễn. Là người trực tiếp tham gia quản lý tronglĩnh vực này, tôi chọn đề tài: Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạtđộng thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dânLào làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về thương mại trongquá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung - quan liêu, baocấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng đã được nhiều nhàkhoa học, nhà kinh tế và nhà quản lý quan tâm. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu dưới dạngchuyên đề được đăng trên các báo chí, tạp chí và công trình khoa học đãcông bố như: luận văn thạc sĩ: Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước vềthương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá của Nguyễn Xuân Thiện (2000).Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Đổi mới và hoàn thiện quản lýnhà nước về thương mại trên thị trường nội địa nước ta thời kỳ đến năm2010 (2003) của Bộ Thương mại. - Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại dịchvụ, Giáo sư Hoàng Đạt (Bộ Thương mại). - Thị trường nội địa thống nhất và quản lý nhà nước về thươngnghiệp, Tiến sĩ Hoàng Đức Tảo (Bộ Thương mại). Một số nghiên cứu sinh Lào tại Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh cũng đã có các công trình nghiên cứu trên những lĩnh vực khácnhau như: - Đề tài về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Cộng hoà Dân chủNhân dân Lào - Những giải pháp cơ bản tạo tiền đề, Luận án tiến sĩ kinh tếcủa Khăm Pheng SA SOM PHENG, Khoa học Kinh tế chính trị XHCN,Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001. - Đề tài về Phát triển thị trường nông thôn Cộng hoà dân chủNhân dân Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế của Bun Thi Khưa My Xay, Khoahọc Kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,1998. - Đề tài về: Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở Cộng hoàDân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế của Chăn Seng Phim MaVông, Khoa học Kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh, 2003. Tuy nhiên, ở một địa phương cụ thể cấp tỉnh có nhiều ...