Danh mục

LUẬN VĂN: Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay

Số trang: 121      Loại file: pdf      Dung lượng: 924.54 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 121,000 VND Tải xuống file đầy đủ (121 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trải qua lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã hun đúc truyền thống văn hoá tốt đẹp, làm nên sức sống trường tồn đưa đất nước vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Trong quá trình đó, văn hoá dân tộc thiểu số nói chung và văn hoá dân tộc Mông nói riêng có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần, cố kết cộng đồng bền vững của 54 dân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay LUẬN VĂN:Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộcViệt Nam đã hun đúc truyền thống văn hoá tốt đẹp, làm nên sức sống trường tồn đưa đấtnước vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng và pháttriển đất nước. Trong quá trình đó, văn hoá dân tộc thiểu số nói chung và văn hoá dân tộcMông nói riêng có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần, cố kết cộng đồng bềnvững của 54 dân tộc, góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Chúng ta đang xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộctrong xu thế hội nhập và phát triển, văn hoá có vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, làmục tiêu và động lực để phát triển kinh tế- xã hội. Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoácác dân tộc thiểu số được khẳng định là một trong mười nhiệm vụ của sự nghiệp xâydựng, hiện đại hoá nền văn hoá Việt Nam, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTrung ương (khoá VIII) đã khẳng định: Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng mạng lưới thông tin, thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số... [11, tr.65-66]. Xây dựng tốt đời sống văn hoá ở cơ sở là bước đi ban đầu, nhằm phát triển sâurộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện pháttriển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho vănhoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy mà việc phát huy vai tròcủa văn hoá đối với sự phát triển của các tỉnh miền núi, biên giới và những vùng đồngbào dân tộc thiểu số, được hết sức coi trọng, vì vấn đề đó có ý nghĩa chiến lược cơ bảnlâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 03 tháng 12năm 1998 của Chính phủ Về việc đẩy mạnh công tác văn hoá - thông tin ở miền núi vàvùng đồng bào các dân tộc thiểu số, sự nghiệp văn hoá - thông tin ở miền núi và vùngdân tộc thiểu số đã có bước phát triển trên một số lĩnh vực. Bản sắc văn hoá các dân tộcđược coi trọng, mức hưởng thụ về văn hoá ở một số nơi được nâng lên, thông tin, tuyêntruyền phát triển với nhiều hình thức, nội dung thiết thực. Công tác s ưu tầm, nghiên cứu,phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số đã được chú trọng. Các đơn vị vănhoá - nghệ thuật của Nhà nước đã hướng về phục vụ miền núi và đồng bào các dân tộcthiểu số nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc đầu tư các phương tiện văn hoá - thông tin có kháhơn, ở nhiều nơi đã xuất hiện một số mô hình hoạt động văn hoá - thông tin thích hợp, cóhiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số làm văn hoá - thông tinngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, công tác văn hoá - thông tin ở miền núi và vùngcác dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới, vùng sâu còn nhiều hạn chế, mức hưởng thụ vănhoá còn thấp. Nội dung và hình thức của những sản phẩm văn hoá, thông tin đưa đến cácvùng này còn nghèo nàn hoặc chưa thật phù hợp. Đặc biệt, ở một số nơi rất thiếu thôngtin cập nhật về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những chính sách, biệnpháp cụ thể để bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số chưa được ban hành kịpthời. Một số chính sách đã ban hành chưa thật phù hợp, hoặc đã phù hợp nhưng chưađược thực hiện nghiêm túc. Chính điều đó đã làm cho đời sống văn hoá vùng các dân tộc thiểu số tuy có điềukiện mới để phát triển, nhưng vẫn tồn tại nguy cơ tụt hậu và mất dần bản sắc văn hoá củadân tộc mình. Hà Giang là tỉnh biên giới, nơi địa đầu của Tổ quốc, có 22 dân tộc anh em cùngsinh sống. Là một trong những tỉnh có nhiều thế mạnh về tự nhiên cũng nh ư xã hội, đặcbiệt là thế mạnh về đa dạng văn hoá. Từ xa xưa, đây là địa bàn sinh sống của nhiều lớpcư dân cổ đại, với một hệ văn hoá tiền sử liên tục, nơi có bộ sưu tập trống đồng nhiềunhất trong cả nước, có hệ thống di sản văn hoá phong phú và đa dạng về cả di sản vănhoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Người Mông là dân tộc thiểu số đông nhất ở Hà Gianghiện nay, với số dân trên 200.000 người, chiếm 1/3 số người Mông của cả nước. NgườiMông là dân tộc có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc sắc. Có thể nói hiện nay,so với các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, người Mông là dân tộc ít bị đánh mất bảnsắc nhất. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, đời sống văn hoácủa dân tộc Mông cũng có những biến đổi tích cực; giữ gìn và phát huy những giá trị vănhoá dân tộc Mông trong nền văn hoá thống nhất mà đa ...

Tài liệu được xem nhiều: