Danh mục

LUẬN VĂN: Giải quyết tranh chấp đất đai

Số trang: 119      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.43 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 119,000 VND Tải xuống file đầy đủ (119 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án luận văn: giải quyết tranh chấp đất đai, luận văn - báo cáo, thạc sĩ - tiến sĩ - cao học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giải quyết tranh chấp đất đai LUẬN VĂN:Giải quyết tranh chấp đất đai mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những nămgần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tínhchất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biếntrong thực tế là: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thếchấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh chấp quyền sử dụng đất và tàisản gắn liền với đất; tranh chấp đất đai trong các vụ án ly hôn... Có thể liệt kê rất nhiềunguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai như: Việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơhở; việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tiến hànhchậm; việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được ngăn chặn vàxử lý kịp thời; đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giátrị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăng đột biến... Các tranh chấp đất đai diễn ra gay gắt và phát sinh ở hầu hết các địa phương.Tính bình quân trong cả nước tranh chấp đất đai chiếm từ 55 - 60%, thậm chí nhiềutỉnh phía Nam chiếm từ 70 - 80% các tranh chấp dân sự phát sinh (thành phố Hồ ChíMinh, An Giang, Bạc Liêu, Long An...). Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai nhằmổn định tình hình chính trị, xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai ngày càng đượcsửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, trong đó quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộcthẩm quyền của ủy ban nhân dân (UBND) và Tòa án nhân dân (TAND) (các Điều 21, 22Luật Đất đai năm 1987; Điều 38 của Luật Đất đai năm 1993; Điều 136 Luật Đất đai năm2003). Tuy nhiên, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới chỉdừng lại ở mức độ chung chung, nên trên thực tế dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy giữaUBND và TAND. Khắc phục những nhược điểm này, Luật Đất đai năm 2003 đã quyđịnh thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tương đối cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để cáccơ quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết các tranh chấp đất đai có hiệu quả hơn. Chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổitương thích với từng giai đoạn phát triển của cách mạng, song bên cạnh đó còn nhiềuquy định không nhất quán. Hơn nữa, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan cóthẩm quyền cũng chưa đầy đủ và kịp thời. Do đó, tình hình giải quyết tranh chấp đất đaicủa các cơ quan hành chính và TAND trong những năm qua vừa chậm trễ, vừa khôngthống nhất. Có nhiều vụ phải xử đi, xử lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm, phátsinh khiếu kiện kéo dài và làm giảm lòng tin của người dân đối với đường lối, chínhsách, pháp luật của Nhà nước. Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là loại việckhó khăn, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dânsự nói chung. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật vềđất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; thực trạng tranh chấp đất đai và việcgiải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan có thẩm quyền (qua thực tiễn ở Hà Nội)trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sungchính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai thíchhợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễnhiện nay. Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề Giải quyết tranh chấp đất đai làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng tranhchấp và giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta, qua đó đề xuất các giải pháp hoànthiện pháp luật đất đai và cơ chế áp dụng pháp luật để giải quyết có hiệu quả hơn cáctranh chấp đất đai. - Để đạt được mục đích này, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy địnhcủa pháp luật đất đai liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai, thực trạng giảiquyết tranh chấp đất đai ở Hà Nội. Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại củapháp luật đất đai hiện hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; đề xuất cácgiải pháp nhằm hoàn hiện pháp luật đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyếttranh chấp đất đai phúc đáp các đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI. 3. Phương pháp nghiên cứu - Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụngphương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, trao đổi chuyêngia. 4. ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: