Danh mục

LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang

Số trang: 91      Loại file: pdf      Dung lượng: 762.73 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguồn nhân lực là một trong hai nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất của mọi xã hội, nếu nguồn nhân lực được quan tâm phát triển đúng mức sẽ là nguồn tài nguyên vô giá, song nếu nguồn nhân lực đó không được sử dụng tốt, việc làm không được giải quyết, nạn thất nghiệp gia tăng, trở thành một gánh nặng, một sức ép về kinh tế, nảy sinh tiêu cực xã hội, thậm chí gây chấn động đất nước. Chính vì vậy mà các nhà kinh tế tư sản điển...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang PHầN Mở ĐầU 1. Tính cấp bách của đề tài Nguồn nhân lực là một trong hai nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vậtchất của mọi xã hội, nếu nguồn nhân lực được quan tâm phát triển đúng mức sẽ là nguồntài nguyên vô giá, song nếu nguồn nhân lực đó không được sử dụng tốt, việc làm khôngđược giải quyết, nạn thất nghiệp gia tăng, trở thành một gánh nặng, một sức ép về kinh tế,nảy sinh tiêu cực xã hội, thậm chí gây chấn động đất nước. Chính vì vậy mà các nhà kinh tế tư sản điển hình như John Maynard Keynes, đưara lý thuyết về việc làm và coi việc làm là một vấn đề trung tâm của xã hội tư sản hiệnđại. Ngày nay, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội có tính chất toàncầu, là mối quan tâm của mọi quốc gia, liên quan đến đời sống hàng tỷ người trên hànhtinh chúng ta. Theo sự đánh giá của tổ chức lao động quốc tế (ILO), thế giới đang diễn racuộc khủng hoảng toàn cầu về việc làm (Global Employment Crisis) [13,22], kể cả ở cácnước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở nông thôn cũng như thành thị, trongkhu vực Nhà nước cũng như khu vực tư nhân. Tình hình việc làm ở nước ta cũng gay gắt,trở thành vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng, đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có những chủtrương đúng đắn, biện pháp hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động trong tìnhhình mới. Hơn 10 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách kinh tế phùhợp, nhờ đó đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã đạt những thànhtựu bước đầu rất quan trọng, trở thành một nước có nền kinh tế năng động và phát triểntương đối nhanh trong khu vực. Song, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, những vấn đề xã hội cũng nổi lên gaygắt do hậu quả của chiến tranh và chế độ thực dân mới, do mặt trái của kinh tế thị trườnggây ra như nạn thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội... Trong các vấn đề ấy thìvấn đề lao động, việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp là một trong những vấn đề vừa cótính cấp bách trước mắt, vừa có tính cơ bản lâu dài ở nước ta. Giải quyết việc làm cần được hiểu theo nội dung mới là không chỉ đơn thuần trongphạm vi chính sách xã hội và cũng không chỉ đơn thuần là thanh toán nạn thất nghiệp. Giảiquyết việc làm bao gồm cả một hệ thống vấn đề: tạo điều kiện cho công dân được giáo dụcđào tạo và chuẩn bị tốt hơn để bước vào lập thân, lập nghiệp, được hưởng quyền lợi làmviệc, tự do lao động, sáng tạo và hưởng thụ thành quả chính đáng, được bảo vệ về quyềnsở hữu trí tuệ và vật chất do mình làm ra theo đúng pháp luật, nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và cống hiến cho cộng đồng. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay, hơn lúc nàohết, nguồn nhân lực được đặt vào vị trí xứng đáng - là nguồn lực cơ bản nhất, quyết địnhnhất đối với các nguồn lực khác (vốn, khoa học - công nghệ, tài nguyên...) Có thể nói, vấnđề khó khăn nhất hiện nay là muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải áp dụngkhoa học công nghệ vào nền sản xuất xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song,điều đó đang đứng trước thách thức lớn về việc làm. Vì vậy, vấn đề việc làm cho người laođộng được đặt ra không chỉ là một yêu cầu cấp bách, mà còn là chiến lược an toàn việclàm cho thập niên đầu thế kỷ 21, không chỉ về kinh tế mà còn là vấn đề chính trị - xã hội,là một vấn đề trong tổng thể các vấn đề chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta,như Bác Hồ đã dạy: Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là mục tiêu, là động lực củamọi cuộc cách mạng [32,11]. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIIIĐảng ta đã nhấn mạnh Bảo đảm công ăn, việc làm cho dân là mục tiêu xã hội hàng đầu,không để thất nghiệp trở thành bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm,đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làmviệc và tự tạo việc làm; khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà n ước tổ chức tốtdịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp [41,99]. Tỉnh Kiên Giang là miền đất có dân số trẻ, tỷ lệ người trong tuổi lao động cao -đây là một nguồn nhân lực hết sức quý giá của tỉnh. Song Kiên Giang đang đứng trướcthách thức là: Tốc độ tăng dân số còn cao (2,4%) nên bình quân mỗi năm cần giải quyếtviệc làm trên 30.000 lao động, số người thất nghiệp còn lớn: 198.965 người, trong đó88,34% ở nông thôn, 11,65% ở thành thị, đặc biệt số người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15- 34 chiếm gần 70 %, trong đó lao động ở độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 35,35% [42]. Nhữngnăm qua, Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội của tỉnh bằng nhiều biện pháp tích cựcnhằm khai thác, phát huy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giải quyết nguồn lao động ...

Tài liệu được xem nhiều: