Danh mục

LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 99      Loại file: pdf      Dung lượng: 771.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 99,000 VND Tải xuống file đầy đủ (99 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án luận văn: giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh đăk lăk - thực trạng và giải pháp, luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN:Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ítngười ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnhđạo trong 15 năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo tiền đề vữngchắc đưa đất nước ta bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn đổi mới đất nước đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứngrằng: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi tất yếu phải xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quản lý các lĩnh vực của đờisống xã hội bằng pháp luật, phát huy dân chủ và không ngừng t ăng cường pháp chế xãhội chủ nghĩa (XHCN) là phương thức không chỉ là để xây dựng hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền mà còn là phương thức phổ biến, chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội cóhiệu lực, hiệu quả. Vì vậy Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước,phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế đã trở thành một trong mười nội dung lớntrong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII trình Đại hội Đảnglần thứ IX. Tăng cường pháp chế XHCN là một nguyên tắc hiến định thể hiện trongHiến pháp của Nhà nước ta. Để thiết lập một nền pháp chế thống nhất và vững chắctrên phạm vi cả nước; để thiết lập trật tự pháp luật, kỷ cương phép nước được nghiêmminh, dân chủ và công bằng, có rất nhiều con đường với nhiều giải pháp phong phú.Trong đó, phải kể đến giải pháp trước mắt và lâu dài đảm bảo việc thực hiện pháp luậttrở thành lối sống, thói quen của Nhà nước và nhân dân - đó là đẩy mạnh tuyên truyềngiáo dục pháp luật (GDPL), nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Chính vì vậy,Chính phủ đã ra Chỉ thị số 02/CT-TTg năm 1998 và Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày7/1/1998 về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến GDPL. Trong Báocáo của Chính phủ do Thủ tướng Phan Văn Khải trình bày tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hộikhóa X ngày 20/11/2001 nêu rõ: Trong xã hội, việc tạo lập nếp sống và làm việc theo pháp luật phải được đặt thành một yêu cầu cơ bản và cấp bách của đời sống văn hóa ở các gia đình, các cụm dân cư, các đơn vị cơ sở và phải coi đó là sự nghiệp của toàn dân, đòi hỏi nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc phổ biến tuyên truyền pháp luật, đẩy mạnh đấu tranh chống các hành vi trái pháp luật, xử lý nghiêm minh các vi phạm [8, tr. 2]. Với nhận thức trên có thể khẳng định rằng: nếu sự nghiệp giáo dục là quốc sáchhàng đầu thì GDPL có vị trí đặc biệt quan trọng ở nước ta hiện nay. Với lôgic ấy, đểtiếp tục thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 về một sốchủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi, trong đó có Tây Nguyênvới vị trí chiến lược và ưu thế về đất đai tài nguyên, xây dựng Tây Nguyên giàu vềkinh tế, vững mạnh về quốc phòng an ninh, tiến tới có vùng kinh tế động lực (nhưChiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã xác định). Nhà nước ta phải tăngcường GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người ở Tây Nguyên nói chung và ở Đăk Lăknói riêng theo quy định của Điều 36 Hiến pháp 1992: ... Nhà nước thực hiện chính sáchưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùngđặc biệt khó khăn. Thực tiễn vừa qua, công tác GDPL cho nhân dân ở tỉnh Đăk Lăk chưa đáp ứngđược yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. ý thức pháp luật và tình hình thực hiện pháp luậtcủa một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân nói chung còn rất hạn chế nhất là nhữngvùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều nhân dân các dân tộc ít người đang sinh sống. Cácđiều kiện để tiếp nhận thông tin pháp lý nhất là các văn bản pháp luật của Nhà nước đốivới đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa bị hạn chế so với nhân dân ở thành thị và nôngthôn đồng bằng. Vì vậy, hệ thống luật tục (cả tích cực và lạc hậu) của người dân tộc vốnđã được các buôn làng sử dụng từ xưa đến nay càng có điều kiện chi phối, điều chỉnhcác quan hệ xã hội ở buôn làng. Bối cảnh đó càng cho thấy việc tuyên truyền và GDPLNhà nước, đưa pháp luật vào cuộc sống ở đây là vấn đề lớn đòi hỏi cần được đáp ứngkịp thời. Trong thời gian gần đây ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêngcó những vấn đề chính trị phức tạp và nhạy cảm. Để đảm bảo sự ổn định và phát triểnbền vững cho vùng Tây Nguyên, Nhà nước ta phải có kế hoạch, chính sách đồng bộ,nhiều giải pháp thiết thực hữu hiệu, trong đó công tác GDPL cần được coi trọng ngangtầm với nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn mới. Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: Giáo dục pháp luật cho nhândân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp là rấ ...

Tài liệu được xem nhiều: