Danh mục

LUẬN VĂN: Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 756.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI- thế kỷ của nền kinh tế tri thức, một thế kỷ bùng nổ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy không một dân tộc nào có thể sống trong tình trạng phong bế về văn hóa. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong khu vực giao thoa giữa các nền văn minh phương Đông và phương Tây, chịu sự tác động trực tiếp của các quan hệ quốc tế vừa phong phú, hấp dẫn, vừa gay gắt, phức tạp hiện nay. Trong quá khứ, Việt Nam bao giờ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay LUẬN VĂN:Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuậtở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI- thế kỷ của nền kinh tế tri thức, một thế kỷ bùngnổ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy không một dân tộc nào có thể sống trong tìnhtrạng phong bế về văn hóa. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong khu vực giao thoa giữa các nềnvăn minh phương Đông và phương Tây, chịu sự tác động trực tiếp của các quan hệ quốc tếvừa phong phú, hấp dẫn, vừa gay gắt, phức tạp hiện nay. Trong quá khứ, Việt Nam bao giờ cũng sẵn sàng đón nhận những giá trị văn hóa từ bốnphương. Chúng ta từng có khả năng hòa nhập quốc tế nhưng không đánh mất mình. Nhờ ởtinh thần khoan dung và rộng mở, dân tộc ta đã tạo được một bộ lọc tinh vi, thu hút đượcnhững gì tinh túy của các nền văn hóa khác mà không bị đồng hóa. Ngày nay, khi toàn cầuhóa đang trở thành một xu thế khách quan, đặc biệt là về kinh tế và công nghệ thì nguy cơxói mòn bản sắc dân tộc là rất lớn. Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố công nghiệp trẻ, đất rộng, người đông. Ngaytừ buổi sơ khai, Sài Gòn đã là địa bàn chiến lược quan trọng nhất của khu vực phía Nam, vàcũng từ rất sớm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế,văn hóa của cả vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, là cửa ngõ và đầu mối giao lưu quốc tế.Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giao lưu văn hóa nghệ thuật ở trong vàngoài nước. Tuy chỉ mới hơn 300 năm hình thành và phát triển, nhưng Thành phố Hồ ChíMinh đã có một nền văn hóa nghệ thuật phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng vùng đấtphương Nam. Có được điều này, một mặt nhờ vào bản lĩnh kiên cường, tinh thần phóngkhoáng, năng động, sáng tạo và khoan dung vốn có của con người nơi đây. Mặt khác, đó làkết qủa tích cực của qúa trình giao lưu, tiếp biến và hội tụ những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộcủa các nền văn hóa khác nhau để làm giàu thêm cho mình. Với vị trí địa lý thuận lợi chogiao lưu quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi giao nhau của các luồng văn hóa và chịuảnh hưởng sớm, sâu sắc văn hóa phương Tây cả về mặt tích cực và lạc hậu nhưng cuối cùngvẫn không bị hoà tan, biến sắc; trái lại, vẫn giữ được bản sắc, bản lĩnh, làm nên một nền vănhóa mang đậm nét đặc trưng của văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm đổi mới gần đây, do tác động của cơ chế thị trường và ảnh hưởng củaxu thế toàn cầu hóa, hoạt động văn hóa nghệ thuật ở đây đã có những bước chuyển biến rõ rệt.Sự xâm nhập ồ ạt của các yếu tố ngoại sinh đã gây nên sự kích thích để văn hóa nghệ thuật củaThành phố phát triển, tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật đa dạng màu sắc, mới lạ, sôi độngvà đầy hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng Thànhphố. Nhưng, sự mở cửa giao lưu, hội nhập không chỉ mang đến những mặt tích cực, thuậnlợi, mà còn gây nên không ít những trở ngại trên bước đường phát triển của nền văn hóa dântộc. Đó là, nguy cơ “lai căng”, sùng ngoại,“ phương Tây hóa”, đánh mất bản sắc dân tộc, coithường và làm đứt gẫy truyền thống dân tộc. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như hátbội, cải lương, đờn ca tài tử...một thời đã được xem là quốc hồn, quốc tuý, là đặc trưng củangười dân sông nước phương Nam đang ngày càng phai nhạt. Phải làm sao giữ được bản sắcvăn hóa dân tộc lại vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mà không bị lai căng, không bị mấtgốc là vấn đề đặt ra hết sức bức thiết. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: giao lưu văn hóa nghệ thuật là một trong nhữnghoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển văn hóa dân tộc. Trong quátrình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc đẩy mạnhgiao lưu văn hóa nghệ thuật đúng hướng sẽ góp phần to lớn vào việc khẳng định bản sắc vàbản lĩnh dân tộc, đồng thời là cơ hội và điều kiện để chúng ta đổi mới và năng cao tính hiệnđại và tính quốc tế của văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói chung và văn hóa nghệ thuật Thànhphố Hồ Chí Minh nói riêng. Với ý nghĩa đó, tác giả luận văn chọn đề tài: “Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuậtở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay (Qua khảo sát lĩnh vực nghệthuật biểu diễn)” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn góp phần làm rõnhững vấn đề đã nêu ở trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề giao lưu, kế thừa và tiếp biến văn hóa nói chung và văn hóa nghệ thuật nóiriêng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Có thể nêu lên một số chuyên khảo tiêu biểu sau: Giao lưu văn hóa đối với sự pháttriển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay của PGS,TS Phạm Duy Đức, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 1996; Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc ...

Tài liệu được xem nhiều: