Danh mục

LUẬN VĂN: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 601.11 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một xu thế tất yếu, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước thì sự bao cấp không còn nữa, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần tạo cho sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa, trong cơ chế mới, Nhà nước vẫn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa để hướng doanh nghiệp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp LUẬN VĂN: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp lời Mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một xu thế tất yếu, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước thì sự bao cấp không còn nữa, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần tạo cho sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa, trong cơ chế mới, Nhà nước vẫn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa để hướng doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý, vừa hỗ trợ doanh nghiệp khi cần thiết. Vì lẽ đó, giá thành sản phẩm trở thành mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp và của chính bản thân doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, ngoài các kế hoạch quảng cáo, thay đổi mẫu mã, cho ra sản phẩm mới..., doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, từ đó có kế hoạch tiêu thụ sao cho vừa trang trải được mọi chi phí bỏ ra, vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với Nhà nước, ngoài những giám sát mang tính bao quát, chi phí sản xuất giá thành sản phẩm trở thành chỉ tiêu cần có trong việc phân tích so sánh với ngành, trong việc tính thuế... Chính vì những lý do đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trở thành những chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh, luôn được các nhà quản lý quan tâm khi xây dựng kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp mình. Thông qua số liệu về chi phí và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, ban quản lý doanh nghiệp biết được chi phí thực tế bỏ ra là bao nhiêu, giá thành thực tế của sản phẩm có phù hợp không, kết quả kinh doanh so với kế hoạch ra sao?...Từ đó, ban giám đốc phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sử dụng lao động, vật tư..., đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong các niên độ tới, đồng thời đề ra các chiến lược kinh doanh và kế hoạch quản trị cho phù hợp. Việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể dựa trên việc tính giá thành sản phẩm chính xác. Do vậy, việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá nào cho phù hợp (tùy từng loại hình doanh nghiệp) và tính gía như thế nào cần được quan tâm đúng mức, đặc biệt trong các doanh nghiệp công nghiệp - loại hình doanh nghiệp khá phức tạp về đối tượng và qui trình tính giá thành. Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - trên cả góc độ lý luận và thực tiễn luôn là đối tượng nghiên cứu của các nhà quản trị, nhà phân tích, nhà kinh tế học..., của các sinh viên trong và ngoài ngành. Với khuôn khổ và thời gian hạn hẹp, em xin mạnh dạn trao đổi về vấn đề:Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp A. Cơ sở lý luận của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm I. Chi phí sản xuất 1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí sản xuất về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá…), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý…) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo…). Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu không chỉ khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng tính vào chi phí kỳ sau (khi mua nguyên, vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí phải trả). Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng. 2. Phân loại chi phí sản xuất trong kinh doanh Chi phí sản xuất – kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau: 2.1. Phân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: