Danh mục

Luận văn hay: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 797.20 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 43,500 VND Tải xuống file đầy đủ (87 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Bước vào thế kỷ XXI, trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, giao thông vận tải, môi trường... đều có những biến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn hay: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006 LUẬN VĂN:Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006 mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, những thành tựu to lớn của cuộc cáchmạng KH&CN hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nângcao năng suất lao động xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia vàlàm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Bước vào thế kỷ XXI, trongcác lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, giao thông vận tải, môi trường... đều cónhững biến đổi to lớn do tác động của cuộc cách mạng KH&CN. Cùng với việc xuất hiệnnhững cơ hội mới cho sự phát triển thì nguy cơ tụt hậu về kinh tế, KH&CN, thông tin... sẽ lànhững thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhờ vận dụng nhanh chóng và sáng tạo những thành tựu mới nhất của KH&CN,cũng như tận dụng có hiệu quả làn sóng đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ thông tin,công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học... nên cục diện hiện nay của nhiều nước, nhiều khuvực trên thế giới đã có sự thay đổi căn bản. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, trên quymô toàn cầu, nhiều nước đã xây dựng cho mình cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăngtrưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng các thành tựu KH&CN, nhất là các côngnghệ cao; các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốcnội (GDP) với nền tảng là hoạt động xử lý thông tin; tri thức và quyền sở hữu trí tuệ đangđược coi là tài sản quan trọng và quý báu nhất của mỗi quốc gia, sáng tạo là động lực của sựphát triển. Việt Nam quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, tiềm lực KH&CN còn yếu, trìnhđộ công nghệ còn lạc hậu, do đó quá trình CNH, HĐH đất nước tất yếu phải được tiến hànhthông qua cách mạng KH&CN. Nhận thức được vai trò to lớn của KH&CN đối với sự phát triển của đất nước, trướchết là sự phát triển của kinh tế - xã hội, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc, Đảng ta luôn rất quan tâm và đã đề ra một số nghị quyết về KH&CN (như Nghịquyết 37 của Bộ Chính trị khoá IV; Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị khoá VI; Nghị quyết 01của Bộ Chính trị và Nghị quyết TW7 khoá VII...). Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước, sự quan tâm của Đảng về KH&CN được thể hiện rõ nét trong các Nghị quyết củaĐại hội lần thứ VIII và thứ IX của Đảng, nhất là trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá IX. Với sự quan tâm và lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với lĩnh vực KH&CN, từ saunăm 1996 đến nay, KH&CN Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần tolớn vào thắng lợi của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.Tuy nhiên: Nền KH&CN nước ta phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có,chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH, còn thua kém so với nhiềunước trong khu vực [16, tr.51]. Nguyên nhân chủ yếu là: Một số chủ trương của Đảng vềKH&CN chưa được thể chế hoá đầy đủ, chưa được quán triệt trong hoạt động thực tế của cáccấp chính quyền, các Bộ , ngành, địa phương; phương pháp quản lý nhà nước đối với KH&CNchưa đổi mới kịp thời; chậm tổng kết thực tiễn để phát hiện những vướng mắc nảy sinh tronglĩnh vực hoạt động KH&CN để đổi mới, thể chế hoá cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễncuộc sống... Tất cả đã làm cho hiệu quả tác động của các chủ trương, chính sách về KH&CNcòn hạn chế, triển khai thiếu đồng bộ, đưa đến trình độ KH&CN nước ta còn lạc hậu so với cácnước trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là mặt hạn chế và khó khăn lớn nhất trong sựphát triển của nền kinh tế nước ta khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức củaWTO. Chính vì vậy , việc nghiên cứu, tổng kết về quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnhđạo của Đảng trong việc thực hiện Định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳCNH, HĐH đất nước là một vấn đề rất cần thiết, giúp chúng ta hiểu được vai trò lãnh đạocủa Đảng đối với sự phát triển KH&CN Việt Nam, thấy được những thành tựu và hạn chếcủa KH&CN Việt Nam, từ đó tìm ra những giải pháp chủ yếu cho việc nâng cao và pháttriển tiềm lực KH&CN nước ta trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước, trong đó giải pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với khoa học - công nghệ. Với những lý do đó, tôi đã chọn vấn đề: Đảng Cộngsản Việt Nam lónh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006làm đề tài cho luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của nhiều nhà khoa học,nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: