Danh mục

Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 770.51 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 97,000 VND Tải xuống file đầy đủ (97 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc. Chùa lại là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những ngôi chùa như một phần không thể thiếu trong bức tranh về làng quê chúng ta xưa và nay. Việt Nam là nước nông nghiệp nên hệ thống chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của mỗi người dân nông thôn....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên Luận văn Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết cấu dân tộc của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) Bảng 2: Thống kê các ngôi chùa trên địa bàn huyện Phú Bình Bảng 3: Niên đại một số chùa cổ ở Phú Bình Bảng 4: Khảo sát các điêu khắc đá trong một số chùa Phú Bình Bảng 5: Tượng thờ ở một số chùa Phú Bình Bảng 6: Các chùa ở Phú Bình được xếp hạng di tích DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Mặt bằng chữ Đinh của chùa Hản (xã Tân Đức) Sơ đồ 2: Mặt bằng chữ Công của chùa Ha (xã Nhã Lộng) Sơ đồ 3: Mặt bằng Nội công ngoại quốc của chùa Úc Sơn (TT Hương Sơn) Sơ đồ 4: Bài trí tượng Phật trong thượng điện chùa Ha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc. Chùa lại là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những ngôi chùa như một phần không thể thiếu trong bức tranh về làng quê chúng ta xưa và nay. Việt Nam là nước nông nghiệp nên hệ thống chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của mỗi người dân nông thô n. Nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hoá làng mà còn tác động sâu sắc, toàn diện đến nhiều mặt của xã hội cổ truyền. Chùa với người Việt không chỉ là không gian tôn giáo, nơi phục vụ các hoạt động thờ cúng, tâm linh mà còn là một nơi sinh hoạt cộng đồng, là nơi in dấu những thiết chế lâu đời. Dân gian có câu “đất vua - chùa làng - phong cảnh bụt” là vì thế. Do vậy, đã từ lâu chủ đề này trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội, trong đó có khoa học lịch sử. Hiện nay, dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, diện mạo của thôn làng, xóm ngõ... có nhiều biến đổi. Trong quá trình hội nhập, những yếu tố văn hoá ngoại quốc đang có xu thế lấn át và làm mai một đi những yếu tố văn hoá cổ truyền. Vậy làm thế nào để chọn lọc, giữ gìn và phát huy được các giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống, trong đó có hệ thống chùa làng. Đây là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta quan tâm. Đặc biệt là các nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Từ lâu hệ thống chùa Việt Nam nói chung và hệ thống chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, tìm hiểu đề tài này ở một địa phương cụ thể thì chưa có nhiều, nhất là các địa phương khu vực trung du miền núi lại càng ít hơn. Thái Nguyên là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc, cửa ngõ nối liền với vùng châu thổ Bắc Bộ, là địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Việc đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể , chi tiết hệ thống chùa làng ở đây do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chưa được quan tâ m sâu sắc. Chính vì vậy, qua luận văn thạc sĩ của mình, chúng tôi mong muốn được tìm hiểu toàn diện và đầy đủ hơn vấn đề còn bỏ trống đó. Việc nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống tinh thần của người dân địa phương nói riêng và nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói chung, nhằm góp thêm những hiểu biết về ngôi chùa ở vùng trung du miền núi phía Bắc, thấy được sự giao thoa văn hoá giữa đồng bằng và miền núi trong tiến t rình lịch sử. Chọn đề tài “Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn Thạc sĩ, bản thân tôi là người địa phương cũng như mọi người dân địa phương khác có nhu cầu hiểu biết về đời sống văn hoá tinh thần của người dân quê hương qua hệ thống chùa làng và mong muốn những truyền thống tốt đẹp của quê hương sẽ luôn được phát huy trong cuộc sống hiện tại. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ngôi chùa là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, là một trong những biểu tượng của làng xã Việt Nam truyền thố ng. Thêm nữa, chùa là cơ sở thờ tự của đạo Phật - một tôn giáo gắn bó với dân tộc ta từ lâu đời và có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần của nhân dân. Vì thế, chùa từ lâu là đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ: văn hoá dân gian, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, khảo cổ học, dân tộc học, l ịch sử... Trước hết phải kể đến cuốn “Chùa Việt” của tác giả Trần Lâm Biền xuất bản năm 1996. Cuốn sách đã khái quát diễn biến của ngôi chùa Việt, phân tích văn hoá, hướng, bố cục chung và khảo tả về hệ thống tượng thờ trong chùa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Cuốn sách “Chùa Việt Nam” của tác giả Hà Văn Tấn là công trình kết tinh các hình ảnh và giá trị của khối di sản văn hoá và tôn giáo - tín ngưỡng, được các tác giả thể hiện tinh tế, súc tích qua bài dẫn luận công phu về toàn cảnh chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và quá trình du nhập đạo Phật ở Việt Nam. 118 ngôi chùa trong cả nước đã được phủ kín trong sách “Chùa Việt Nam”; đặc biệt thêm hai dạng chùa mới ít thấy xuất hiện là chùa miền núi và chùa miền hải đảo. Trong cuốn “Đình chùa, lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Thường xuất bản nă m 1999, tác giả đã giới thiệu các công trình kiến trúc cổ được xếp hạng cấp quốc gia trên phạm vi cả nước. Gần đây, đề tài chùa làng còn được nghiên cứu, thống kê dưới hình thức các cuốn địa chí hay từ điển như cuốn Từ điển di tích văn hoá Việt Nam do tác giả Ngô Đức Thọ chủ biên xuất bản năm 2003, cuốn Địa chí tôn giáo - lễ hội Việt Nam của tác giả Mai Thanh Hải xuất bản năm 2004. Các công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ. Việc tìm hiểu “Hệ thống chùa huyện Phú Bình ...

Tài liệu được xem nhiều: