Danh mục

Luận văn Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam

Số trang: 163      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.55 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cách thức PPP hoạt động tại những quốc gia chưa tồn tại thị trường PPP như Việt Nam để thu hút vốn đầu tư phát triển đường bộ là mục tiêu nghiên cứu của luận án. Các mục tiêu cụ thể như sau:1. Nghiên cứu các mô hình thực nghiệm về PPP trên thế giới (bao gồm các nước phát triển và đang phát triển) để tìm hiểu cách thức PPP vận hành và các nhân tố thành công/ các rào cản của hình thức này trong lĩnh vực đường bộ . Từ đó, lựa chọn mô hình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam Luận văn Hình thức hợp tác công - tư(Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận ánKhông một chính phủ nào có thể độc lập cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng nói chung,giao thông đường bộ nói riêng mà không cần phải hợp tác với khu vực tư nhân(Mona và các tác giả, 2006). Mặc dù theo truyền thống, việc cung cấp hạ tầng giaothông do khu vực công đảm nhiệm, tài trợ bằng vốn ngân sách hoặc/ và các nguồnhỗ trợ chính thức (Akintoye và các tác giả, 2003). Tuy nhiên, các bằng chứng thựcnghiệm cho thấy, ngân sách quốc gia eo hẹp cùng với sự sụt giảm các nguồn hỗ trợchính thức (ở các nước đang phát triển) đã hạn chế các chính phủ thực hiện chứcnăng này hiệu quả (ADB, 2000). Bên cạnh đó, áp lực phải phát triển cơ sở hạ tầnggiao thông hiện đại đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ của dân số và nhu cầu vận chuyểnđã thôi thúc các nước tìm kiếm kênh cung cấp mới phù hợp hơn, và hình thức hợptác công – tư (public private paertnership – PPP) ra đời (Yescombe, 2007).Trong hai thập kỷ qua, PPP đã được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thếgiới, khẳng định là phương thức hiệu quả để cung cấp các cơ sở hạ tầng (ADB,2008). Thông qua PPP, một số lợi ích được tích luỹ gồm: tiếp cận nguồn vốn tư nhân(ADB, 2000), tăng giá trị đồng tiền, hoàn thành dự án đúng tiến độ (Li và các tácgiả, 2005) và cải thiện chất lượng dịch vụ (Akintoye và các tác giả, 2003). Nghiêncứu của Hensher và Brewer (2001) còn cho rằng PPP có thể tạo nên “kỳ tích” trongcông cuộc cải thiện nền kinh tế của một quốc gia, và điều này tiếp tục được khẳngđịnh trong nghiên cứu của Raisbeck (2009). Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầunăm 2008 đã tạo ra nhiều thách thức về tài trợ vốn cho các dự án giao thông ở hầuhết các nước trên thế giới khiến thị trường PPP toàn cầu đã sụt giảm đáng kể, nhưngnó đã nhanh chóng phục hồi và quay trở lại điểm trước khi xảy ra khủng hoảng(Ngân hàng thế giới, 2010). Nó được xem là một trong những giải pháp phù hợp đểđối phó với tình trạng bất ổn hiện tại (Plumb và các tác giả, 2009; Mazars, 2009). 2So với khu vực và thế giới, GTVT Việt Nam rất lạc hậu (nhất là đường bộ), làmgiảm năng lực cạnh tranh quốc gia 1. Chính phủ đã duy trì mức đầu tư khoảng 2 -2.5% GDP/năm cho lĩnh vực này (trong đó đầu tư đường bộ > 70%) 2 nhưng vẫnchưa có sự thay đổi đáng kể về bức tranh giao thông Việt Nam. Hơn nữa, khoảngcách giữa cung và cầu về vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng lớn. Theo Ngânhàng thế giới (2007), từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần tăng mức đầu tư lên 3,5 -4% GDP/năm nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng trưởng kinh tế. Riêng đườngbộ, vốn đầu tư cho giai đoạn 2010 – 2025 dự kiến khoảng 75 tỷ USD 3 (5 tỷUSD/năm, tương đương 105.000 tỷ đồng/năm). Nguồn vốn cần thiết cho quá trìnhnày vượt quá khả năng tài trợ của chính phủ (bao gồm vốn ngân sách, ODA, tráiphiếu chính phủ) và thị trường vốn trong nước chưa phát triển nên sẽ thiếu hụtnghiêm trọng nguồn vốn đầu tư cho giao thông đường bộ trong tương lai. Theo quanđiểm của Davids, Theron và Maphunye (2005), chúng ta đang sống trong thời đạicủa nguyên tắc Pele Batho, nghĩa là cầu đến trước. Vì vậy, một hình thức không đápứng được nhu cầu thị trường sẽ không thích hợp tồn tại, cần thiết phải thay thế bằngcác hình thức phù hợp hơn để đảm bảo việc cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu.Ngoài ra, thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển nói chung, và ViệtNam nói riêng là tìm được hình thức tài trợ bền vững không lệ thuộc vốn ngân sáchvà ODA, và PPP đáp ứng được yêu cầu này do huy động được nguồn tài trợ từ khuvực tư nhân (trong và ngoài nước). Tuy nhiên, cũng cần hiểu là không có hình thứcnào là hoàn hảo và duy nhất, và PPP cũng không phải là một phương thuốc “thầnkỳ” để cải thiện nhanh chóng tình trạng tụt hậu của đường bộ Việt Nam, nó chỉ pháthuy các lợi thế khi được sử dụng trong môi trường phù hợp.Điều quan trọng là các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều xảy ra trong bốicảnh thị trường PPP đã tồn tại (dù mức độ trưởng thành của các thị trường khácnhau), nhưng thị trường PPP chưa ra đời ở Việt Nam. Hiện tại, Chính Phủ đang khởi1 Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2008-20092 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam3 Theo Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của TTCP về việc quy hoạch phát triển giao thông vận tảiđường bộ đến năm 2020 và định hướng 2030 và Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của TTCP phêduyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. 3 ...

Tài liệu được xem nhiều: