Danh mục

LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam

Số trang: 120      Loại file: pdf      Dung lượng: 846.65 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 120,000 VND Tải xuống file đầy đủ (120 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước là tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực sự của dân, do dân, vì dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nói đến Nhà nước pháp quyền là nói đến nội dung, bản chất dân chủ của chính quyền, cũng như phương thức tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó vai trò của pháp luật trực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam LUẬN VĂN:Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với công cuộc đổi mới củaĐảng và Nhà nước là tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam, thực sự của dân, do dân, vì dân, vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nói đến Nhà nước pháp quyền là nói đến nộidung, bản chất dân chủ của chính quyền, cũng như phương thức tổ chức quyền lực nhànước, trong đó vai trò của pháp luật trực tiếp thể hiện ý chí của Nhà nước, kết tinh quyềnlực của nhân dân; pháp luật phải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Vì vậy, yêu cầuhàng đầu là phải coi trọng pháp luật và pháp chế trong quản lý xã hội, quản lý nhà nước,pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh. Trong đó, các phán quyết của Tòa án và của cáccơ quan tài phán đưa ra phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Điều 136 Hiến pháp năm1992, khẳng định : Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực phápluật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị lựclượng vũ trang và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêmchỉnh chấp hành. Phán quyết của Tòa án được chấp hành, phần lớn thông qua hoạt độngthi hành án, đã tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với tính nghiêm minhcủa pháp luật. Cho nên, hoạt động thi hành án dân sự có một ý nghĩa thực sự quan trọngđó là trực tiếp góp phần giữ vững kỷ cương phép nước, bản án, quyết định của Tòa án vàcác quyết định của cơ quan tài phán khác được thi hành nghiêm chỉnh chính là lúc cônglý được thực hiện trong cuộc sống. Thực trạng công tác thi hành án dân sự ở nước ta trong những năm qua, bên cạnhnhững cố gắng đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại như, số việc không có điều kiện thihành tồn lại qua các năm đang ngày càng gia tăng, hiện tượng tiêu cực, vô tâm, tắc trách,vi phạm những nghĩa vụ hoặc lạm dụng những quyền hạn theo quy định của pháp luậtcủa một số Chấp hành viên, cán bộ thi hành án dân sự đang gây nên sự bất bình của dưluận xã hội… Còn về phía Nhà nước cũng chưa tạo được hành lang pháp lý đầy đủ choChấp hành viên chủ động thực thi nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Tòa ánvà các quyết định của cơ quan tài phán khác một cách có hiệu quả. Chẳng hạn, muốn tổchức cưỡng chế thi hành án phải có lực lượng công an bảo vệ những người tham gia côngtác cưỡng chế, nếu cơ quan công an không phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự antoàn về người và tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự cũng không thể tổ chức cưỡngchế thi hành án…Việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Chấp hành viên nóiriêng và của cơ quan thi hành án dân sự nói chung còn phụ thuộc nhiều vào sự phối hợpcủa các ngành, các cấp có liên quan như chính quyền địa phương, cơ quan công an vàmột số cơ quan chuyên môn khác…. Chấp hành viên chưa có đủ các điều kiên về phápluật để tự mình chủ động tiến hành thi hành triệt để các bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật. Đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạtđộng của công tác thi hành án dân sự, làm công tác thi hành án dân sự trong những nămqua chưa đạt được kết quả như sự mong đợi của xã hội. Nhận thức được tình hình này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám(Khóa VII) đã chủ trương “sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án theohướng tiến tới tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành án vào Bộ T ưpháp”. Trong đó cũng cần phải nghiên cứu và xây dựng các quy định pháp luật về Chấphành viên trong thi hành án dân sự. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lýcủa Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam có ý nghĩa cấp thiết trong côngcuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhauliên quan đến vấn đề địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dânsự, nhưng chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu sâu vàtoàn diện hệ thống pháp luật về địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dânsự. Thực tiễn đòi hỏi phải làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận những quy đinh của về địavị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự. Đồng thời thực tiễn cũng đặt rayêu cầu phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của Chấphành viên trong thi hành án dân sự và thực trạng áp dụng các quy định này. Trên cơ sở đóđưa ra giải pháp khắc phục những bất cập, thiếu sót và tiếp tục hoàn thiện pháp luật vềđịa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam hiện nay. Là người đã nhiều năm trực tiếp làm công tác thi hành án dân s ...

Tài liệu được xem nhiều: