Danh mục

LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 755.98 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 90,000 VND Tải xuống file đầy đủ (90 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kể từ khi ban hành (năm 1987) đến nay Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và ngày càng tạo điều kiện hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả là thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và các vùng kinh tế cả nước nói riêng. Cùng với các tỉnh, thành phố trong nước, những năm qua thành phố Đà Nẵng đã có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng LUẬN VĂN:Hoàn thiện quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi ban hành (năm 1987) đến nay Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đãqua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và ngày càng tạo điều kiện hấp dẫn hơn đối với các nhà đầutư nước ngoài. Kết quả là thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt được nhiều thànhtựu đáng kể, góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và các vùng kinh tế cảnước nói riêng. Cùng với các tỉnh, thành phố trong nước, những năm qua thành phố Đà Nẵng đãcó nhiều cố gắng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh phát triển kinhtế - xã hội. Nét nổi bật trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng là ngay từ đầu,Thành phố đã tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa bàn, xác định các khu,các cụm công nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để thuhút các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến với ĐàNẵng để làm ăn, kinh doanh. Đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 82 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài và 112 chi nhánh, văn phòng đại diện, kho trung chuyển. Nhìn chung, các doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động có hiệu quả, góp phần vào tăngtrưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của thành phố, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách,nâng cao trình độ khoa học công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý hiện đại; giải quyếtviệc làm cho người lao động; làm tăng thu nhập và cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân thành phố. Song so với yêu cầu thì hoạt động trong lĩnh vực đầu tư trựctiếp nước ngoài ở Đà Nẵng chưa đồng đều, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những mặt yếu kém, thủ tục hành chính còn phiền hà,làm nản lòng nhà đầu tư hoặc có những sơ hở gây tổn hại cho thành phố cũng như cả nước. Do vậy, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài trên địa bàn, để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, góp phần tích cực vàophát triển kinh tế - xã hội của thành phố vừa là vấn đề cấp bách, đồng thời cũng là vấn đề cơbản lâu dài đối với Đà Nẵng. Đây cũng là lý do chủ yếu để tác giả lựa chọn đề tài: “Hoànthiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thànhphố Đà Nẵng” làm Luận văn Thạc sỹ kinh doanh và quản lý chuyên ngành quản lý kinh tếlàm luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đượcnhiều nhà khoa học và hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước nghiên cứu. Dưới đây làmột số công trình tiêu biểu: - Các bài báo:“Kỳ vọng đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng” (Phạm Hảo, Giám đốc Họcviện chính trị khu vực III, Báo Đà Nẵng –11/2005); “Làm thế nào để tăng cường thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng” (Phan Quỳnh Hương, Trung tâm xúc tiến đầu tư – BáoĐà Nẵng – 11/2005); Môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” (Trần XuânGiá, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 3/2001)... Trong cáccông trình này tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơncho các nhà đầu tư. - Các đề tài nghiên cứu như: Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai” (Phan Thị Mỹ Hạnh, Luận văn Thạc sĩkinh tế, Hà Nội, 2000); “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI ởViệt Nam hiện nay” (Nguyễn Văn Hùng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện CTQG HồChí Minh, Hà Nội, 2001); “Hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động FDI ở ViệtNam” (Nguyễn Chí Dũng, Luận án Phó tiến sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội,1996)… Các đề tài này đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhànước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: vai trò, nội dung,yêu cầu quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàphân tích và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài các doanh nghiệp này trong những năm qua, nghiên cứu kinh nghiệm củamột số nước để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hoặc ở các địa phương mà đề tàitiến hành nghiên cứu. Như vậy, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý nhànước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu cơbản, hệ thống về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài tại thành phố Đà Nẵng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễnvề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở phạmvi quốc gia cũng như ở địa bàn cấp tỉnh, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp hoànthiện quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này tại thành phố Đà Nẵng đến năm2010. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn tậptrung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh. + Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài của một số địa phương trong nước và quốc tế. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: