LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
Số trang: 88
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,017.74 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính và cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành cải cách bộ máy nhà n ước, cải cách hành chính và cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thành công, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật; mặt khác thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho tất cả mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước đều hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Thực tế gần 20 năm đổi mới đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, từ Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), các Bộ luật, Luật đến các văn bản dưới luật, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được Đảng và Nhà nước chú trọng. Nhiều nghị quyết của Đảng và các văn bản của Nhà nước đã đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định đúng vị trí của nó trong tăng cường pháp chế XHCN, trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Ngày 7 tháng 01 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998-2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác (HĐPHCT) phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Những quyết định có tính chất bước ngoặt nói trên trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã tạo cơ sở chính trị- pháp lý cần thiết cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời kỳ mới. Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, các hình thức, phương pháp đưa pháp luật vào cuộc sống ngày càng đa dạng, sáng tạo. Trong tất cả các hình thức đó, báo cáo viên pháp luật có vai trò rất quan trọng, vì họ là những người tiếp xúc và truyền đạt trực tiếp cho đối tượng tiếp cận pháp luật. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phụ thuộc vào họ rất nhiều, từ kỹ năng biên soạn tài liệu đến phương pháp truyền đạt, từ cách tiếp thu ý kiến của đối tượng nghe truyền đạt đến kỹ năng giải đáp… Với tầm quan trọng như vậy, từ sau khi có Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ (1998), đội ngũ báo cáo viên pháp luật trên toàn quốc đã được xây dựng, củng cố và kiện toàn. Thời gian qua, hoạt động của các báo cáo viên pháp luật đã mang lại những kết quả tích cực, kịp thời chuyển tải các văn bản pháp luật vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên trong quá trình công tác, các báo cáo viên pháp luật vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tại Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg và Quyết định 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá: Trong những năm qua họ là những người có đóng góp lớn cho công tác này song nhìn chung, lực lượng này chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là trình độ, kiến thức pháp luật của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở, những người trực tiếp gần dân nhất, trực tiếp giới thiệu và phổ biến văn bản pháp luật cho dân thì trình độ còn hạn chế, nhất là kiến thức, hiểu biết về pháp luật [38, tr.8-9]. Đối với tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua, công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật thông qua các báo cáo viên pháp luật nói riêng được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm; nội dung, hình thức cũng như phương pháp từng bước được đổi mới, do vậy đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua tại tỉnh Quảng Bình vẫn còn có một bộ phận khá lớn nhân dân hiểu biết pháp luật còn sơ sài, hời hợt, nhiều cán bộ, công chức chưa phân biệt được giữa các loại vi phạm pháp luật như: vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự… Vi phạm pháp luật ở một số nơi còn xảy ra, thậm chí là phổ biến. Trong khi đó một số nơi cán bộ chính quyền lại thờ ơ với công tác này. Là cán bộ đang công tác giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh Quảng Bình, tôi nhận thấy công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân tỉnh nhà là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nghiên cứu. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ Luật. Đây là một đề tài rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với tỉnh Quảng Bình trong tình hình hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, vấn đề này được nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau: + Công trình đã viết thành sách: Bàn về giáo dục pháp luật của hai tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1995; Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật do GS. TSKH. Đào Trí úc chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay LUẬN VĂN: Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành cải cách bộ máy nhà n ước, cải cách hành chính và cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thành công, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật; mặt khác thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho tất cả mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước đều hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Thực tế gần 20 năm đổi mới đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, từ Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), các Bộ luật, Luật đến các văn bản dưới luật, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được Đảng và Nhà nước chú trọng. Nhiều nghị quyết của Đảng và các văn bản của Nhà nước đã đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định đúng vị trí của nó trong tăng cường pháp chế XHCN, trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Ngày 7 tháng 01 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998-2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác (HĐPHCT) phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Những quyết định có tính chất bước ngoặt nói trên trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã tạo cơ sở chính trị- pháp lý cần thiết cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời kỳ mới. Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, các hình thức, phương pháp đưa pháp luật vào cuộc sống ngày càng đa dạng, sáng tạo. Trong tất cả các hình thức đó, báo cáo viên pháp luật có vai trò rất quan trọng, vì họ là những người tiếp xúc và truyền đạt trực tiếp cho đối tượng tiếp cận pháp luật. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phụ thuộc vào họ rất nhiều, từ kỹ năng biên soạn tài liệu đến phương pháp truyền đạt, từ cách tiếp thu ý kiến của đối tượng nghe truyền đạt đến kỹ năng giải đáp… Với tầm quan trọng như vậy, từ sau khi có Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ (1998), đội ngũ báo cáo viên pháp luật trên toàn quốc đã được xây dựng, củng cố và kiện toàn. Thời gian qua, hoạt động của các báo cáo viên pháp luật đã mang lại những kết quả tích cực, kịp thời chuyển tải các văn bản pháp luật vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên trong quá trình công tác, các báo cáo viên pháp luật vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tại Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg và Quyết định 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá: Trong những năm qua họ là những người có đóng góp lớn cho công tác này song nhìn chung, lực lượng này chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là trình độ, kiến thức pháp luật của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở, những người trực tiếp gần dân nhất, trực tiếp giới thiệu và phổ biến văn bản pháp luật cho dân thì trình độ còn hạn chế, nhất là kiến thức, hiểu biết về pháp luật [38, tr.8-9]. Đối với tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua, công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật thông qua các báo cáo viên pháp luật nói riêng được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm; nội dung, hình thức cũng như phương pháp từng bước được đổi mới, do vậy đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua tại tỉnh Quảng Bình vẫn còn có một bộ phận khá lớn nhân dân hiểu biết pháp luật còn sơ sài, hời hợt, nhiều cán bộ, công chức chưa phân biệt được giữa các loại vi phạm pháp luật như: vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự… Vi phạm pháp luật ở một số nơi còn xảy ra, thậm chí là phổ biến. Trong khi đó một số nơi cán bộ chính quyền lại thờ ơ với công tác này. Là cán bộ đang công tác giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh Quảng Bình, tôi nhận thấy công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân tỉnh nhà là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nghiên cứu. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ Luật. Đây là một đề tài rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với tỉnh Quảng Bình trong tình hình hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, vấn đề này được nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau: + Công trình đã viết thành sách: Bàn về giáo dục pháp luật của hai tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1995; Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật do GS. TSKH. Đào Trí úc chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục pháp luật báo cáo viên pháp luật tỉnh Quảng Bình cao học xã hội luận văn cao học luận văn xã hội luận vănGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 306 0 0 -
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 236 0 0 -
79 trang 226 0 0
-
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 218 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 215 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 213 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 209 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 204 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 202 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 199 0 0