Danh mục

LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 759.43 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xó hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trỡnh độ phát triển và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay LUẬN VĂN:Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóacủa dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xó hội. Conngười ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từvăn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắcdân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sựlựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trỡnh độ pháttriển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dântộc thật sự hỡnh thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thỡ nền văn hóa ấykhông có sức sống thật sự của nó” [9, tr.16]. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nênnền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố ở các vùng, miền của Tổquốc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khácnhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa của các dân tộc cũngcó những điểm khác biệt và mang tính đặc thù. Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắcnước ta gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Là mộtvùng rộng lớn, có địa chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất quan trọng đối với sựphát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm rất nhiềudân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành nhữngnét văn hóa riêng có, độc đáo của mình. Dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông thứ hai trong 53 dân tộc thiểu số ở nướcta. Cũng như mọi dân tộc khác, người Thái ở Tây Bắc đã sớm hình thành một nền vănhóa mang mầu sắc riêng và hết sức đặc sắc. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từngcá nhân trong cộng đồng người Thái, góp phần làm phong phú thêm những giá trị chonền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóađang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng nhưtất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị trường vớinhững ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyềnthống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa củadân tộc Thái ở Tây Bắc. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thốngcủa người Thái, còn có những yếu tố không còn phù hợp với sự phát triển của thờiđại. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giaolưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung, vàngười Thái ở Tây Bắc nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai c ăng, không còn gi ữđược bản sắc. Vấn đề khác quan trọng hơn cả, đó là chúng ta đang phấn đấu để cóđược sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, các vùng miền trên cả n ước. Để đạtđược điều này phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chiếm vai trò, vị trí hết sứcquan trọng, không thể có bình đẳng dân tộc nếu như không giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta, bởi lẽ: Vấn đề dân tộc là vấn đề văn hóa,đừng tìm vấn đề dân tộc ở chỗ khác [19, tr.10]. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo điềukiện để vùng Tây Bắc phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc thực hiệnmục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trước tình hình đó thìviệc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc là vấn đề mangtính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phần công sứcnhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung, và tỉnh Sơn La nói riêng, tôi chọn vấn đề“Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay làm đềtài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu ở những phạm vi và góc độ khác nhau. Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa có những tác phẩm tiêu biểu như: Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994.Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành phố HồChí Minh, 2001. Bản sắc văn hóa Việt Nam, Phan Ngọc, Nxb Văn học, 2002. Xâydựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, NguyễnKhoa Điềm (chủ biên). Bản sắc văn hóa dân tộc, Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa Thông tin,2003. Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có: Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số của Lò Giàng Páo, Nxb Văn hóa dântộc, Hà Nội, ...

Tài liệu được xem nhiều: