Danh mục

Luận văn: KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG

Số trang: 91      Loại file: pdf      Dung lượng: 885.89 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bắc Mê là một huyện miền núi nghèo thuộc tỉnh Hà Giang có đông dântộc Mông. Đây là một tộc người có nền văn hoá phong phú, đa dạng và đặcsắc bởi kho tàng tri thức dân gian. Trong đó có hệ thống tri thức về sản xuấtnông nghiệp. Hệ thống kiến thức này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thế hệngười Mông, giúp họ chống đỡ sự khắc nghiệt của thiên nhiên vùng núi cao đểtồn tại và trở thành dân tộc có số dân đông nhất ở Hà Giang nói chung và ở BắcMê nói riêng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ HỒNG NGÂN KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên – 2010Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ HỒNG NGÂN KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG : LỊCH SỬ VIỆT NAM Chuyên ngành Mã số : 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thủy Thái Nguyên - 2010Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lêi cam ®oan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệutrong luận văn là trung thực chưa công bố trong các công trình nghiên cứu nàokhác.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lêi c¶m ¬n Tôi xin bày tổ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Thu Thuỷ đã tậntình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứunày. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm - Đạihọc Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa lịch sử và các thầy cô giáo, cán bộkhoa lịch sử đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thànhluận văn. Tôi xin cảm ơn UBND huyện Bắc Mê, Phòng Văn hoá thông tinhuyện, UBND các xã (Yên Cường, Thượng Tân, Minh Sơn…), các già làng,trưởng bản đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế ở địa phương. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ động viên của bạn bè đồngnghiệp trong suốt quá trình làm luận văn. Tác giả luận văn Hoàng Thị Hồng NgânSố hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắc Mê là một huyện miền núi nghèo thuộc tỉnh Hà Giang có đông dântộc Mông. Đây là một tộc người có nền văn hoá phong phú, đa dạng và đặcsắc bởi kho tàng tri thức dân gian. Trong đó có hệ thống tri thức về sản xuấtnông nghiệp. Hệ thống kiến thức này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thế hệngười Mông, giúp họ chống đỡ sự khắc nghiệt của thiên nhiên vùng núi cao đểtồn tại và trở thành dân tộc có số dân đông nhất ở Hà Giang nói chung và ở BắcMê nói riêng. Sinh sống chủ yếu trên vùng núi đá, cả cuộc đời được núi đá bao bọc,“sốngtrên đá, chết nằm trong đá”, nên người Mông Bắc Mê có những hiểu biết sâusắc về tự nhiên. Trong sản xuất nông nghiệp, từ cách chọn đất canh tác, giốngcây trồng, vật nuôi đến chăm sóc, thu hoạch đều phù hợp với điều kiện tự nhiênnơi đây. Sự tồn tại của họ cùng với những ruộng lúa nương ngô trên đỉnh núi đãghi nhận những nỗ lực và những sáng tạo to lớn của cả cộng đồng trong việc hòanhập với thiên nhiên. Trải qua quá trình lao động sản xuất lâu dài, người Mông Bắc Mê đã tíchlũy được những kinh nghiệm dân gian quý báu. Vì vậy, việc nghiên cứu vàbảo tồn nó rất cần thiết và hữu ích cho các nhà khoa học trong việc nhận thứcđúng đắn hơn về những nguyên tắc, thói quen trong sản xuất để kết hợp vớikiến thức khoa học một cách có hiệu quả. Từ những nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài Kiến thức bản địatrong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giangvới mong muốn tìm hiểu về văn hóa Mông ở quê hương mình và bước đầu tìmra những ưu điểm cũng như hạn chế trong sản xuất nông nghiệp để giúp ngườiMông nơi đây vươn lên xóa đói giảm nghèo.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về người Mông cho đến nay đã có nhiều công trình nghiêncứu, trong quá trình làm luận văn tác giả đã tiếp cận các công trình sau: Công trình Lịch sử người Mèo do F.Savina viết năm 1924 (Trương ThịThọ và Đỗ Trọng Quang dịch), đã cho thấy những nét cơ bản về đời sốngkinh tế, văn hóa của người Mông trong quá trình sinh sống và chống lại cácthế lực bành trướng Trung Hoa trong lịch sử. Công trì ...

Tài liệu được xem nhiều: