Danh mục

LUẬN VĂN: Mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 767.79 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 106,000 VND Tải xuống file đầy đủ (106 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dân tộc ÊĐê là một trong 54 dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt Nam, sống chủ yếu ở năm tỉnh Tây Nguyên đông nhất là ở DakLak, DakNông và sau đó là Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Dân số khoảng 250.000 người. Từ xưa đến nay đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê sống và điều chỉnh hành vi bằng luật tục của dân tộc mình ít quan tâm đến pháp luật của Nhà nước. Do vậy, có không ít những phong tục, tập quán lạc hậu đã cản trở sự phát triển lành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê LUẬN VĂN:Mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của luận văn Dân tộc ÊĐê là một trong 54 dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt Nam,sống chủ yếu ở năm tỉnh Tây Nguyên đông nhất là ở DakLak, DakNông và sau đó là GiaLai, Kon Tum và Lâm Đồng. Dân số khoảng 250.000 người. Từ xưa đến nay đồng bào dântộc thiểu số ÊĐê sống và điều chỉnh hành vi bằng luật tục của dân tộc mình ít quan tâmđến pháp luật của Nhà nước. Do vậy, có không ít những phong tục, tập quán lạc hậu đã cảntrở sự phát triển lành mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê. Mặt khác, có những phongtục tập quán tiến bộ kết tinh từ bao đời nay của người ÊĐê lại chưa được pháp luật Nhànước ta ghi nhận. Vì vậy, pháp luật đi vào cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐêchưa thật sự tự nhiên và ít hiệu quả. Điều này tạo nên sự cách biệt, thậm chí là xung độtkhông đáng có giữa cộng đồng người ÊĐê với người Kinh trong thời gian vừa qua. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân củaNhà nước ta hiện nay, pháp luật đã được xác định là công cụ quan trọng nhất để nhà nướcquản lý xã hội. Vì vậy, Nhà nước ta đã sử dụng nhiều phương pháp để đưa pháp luật đi vàocuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê. Mặt khác, vai trò của luật tục ÊĐê cũngđược nâng lên một bước. Tuy nhiên, về mặt lý luận, mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục nói chung vàluật tục ÊĐê nói riêng chưa được giải quyết một cách triệt để, đó là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến trong thực tiễn xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật ởvùng đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê trong thời gian qua còn nhiều hạn chế và khiếmkhuyết. Điều đó cho thấy cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc mốiquan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê nhằm chỉ rõ những điểm tương đồng, điểm khácbiệt đồng thời nêu những mặt tích cực cũng như những hạn chế của từng yếu tố trong quảnlý xã hội, chỉ rõ sự tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa chúng… Trên cơ sở đóđánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tụcÊĐê trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Từ đó có cơ sở đềra những giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục ÊĐê sao cho phápluật và luật tục ÊĐê được sử dụng một cách có hiệu quả nhất trong việc quản lý cộng đồngngười dân tộc thiểu số ÊĐê trong thời gian tới. Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê để nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Qua tìm hiểu nghiên cứu đề tài này, tác giả nhận thấy từ trước đến nay đã có nhiềucông trình nghiên cứu về luật tục của các dân tộc Việt Nam nói chung và một số công trìnhnghiên cứu luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê, cụ thể: - Luật tục ÊĐê, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1996. Công trình này tác giảthống kê, sắp xếp các quy định của luật tục ÊĐê từ khi hình thành đến năm 1996, bằng haithứ tiếng Việt - ÊĐê. Đồng thời, nêu những nét khái quát về sự hình thành và phát triểncủa luật tục ÊĐê, vị trí vai trò của luật tục ÊĐê trong đời sống của người ÊĐê từ trước tớinay. - Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trịquốc gia, 2000. Trong công trình này ngoài các phần viết về luật tục của các dân tộc trênlãnh thổ Việt Nam nói chung, có phần viết về lịch sử hình thành luật tục ÊĐê, vai trò củaluật tục ÊĐê trong đời sống cộng đồng người ÊĐê và nêu một số thực trạng tranh chấp vàgiải quyết tranh chấp đất đai trong các thời kỳ lịch sử gắn liền với sự phát triển của luật tụcÊĐê. - Luật tục Tây Nguyên - giá trị văn hóa pháp lý, quản lý cộng đồng và mối quan hệvới pháp luật (Hoàng thị Kim Quế, Tạp chí Khoa học kinh tế luật, số 1/2005). - Vai trò của người điều hành và thực thi luật tục; Giải quyết tranh chấp về dân sựtrong luật tục ÊĐê; Hiệu lực của luật tục ÊĐê trong dời sống dân sự hiện đại (Y Nha,Nguyễn Lộc - Tòa án nhân dân tỉnh DakLak). Các công trình này tác giả viết dưới dạng đềtài khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan đến vai trò của các già làng, trưởng buôntrong giải quyết tranh chấp dân sự phát sinh trong đời sống của cộng đồng người ÊĐê vànghiên cứu tính hiệu lực trên thực tế của luật tục ÊĐê. - Những quy định của luật tục ÊĐê về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng (luật sư Phùng Trung Tập). Nêu trình tự thủ tục giao kết hợp đồng dân sự, giải quyếttranh chấp hợp đồng dân sự và giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quyđịnh của luật tục ÊĐê Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả về lĩnh vực hônnhân gia đình, lĩnh vực văn hóa dân gian, lĩnh vực môi trường v.v… Như vậy trong thời gian qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về luật tụcÊĐê, mỗi công trình tiếp cận nghiên cứu luật tục ÊĐê ở các góc độ khác nhau, nhưng chưacó đề tài nào riêng biệt nói về mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục của đồng bào dân tộcthiểu số ÊĐê trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Vì vậy,việc nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục ÊĐê đáp ứng yêu cầu cấp bách cảlý luận và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu * Về đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong mối quan hệ giữapháp luật và luật tục ÊĐê (thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh DakLak)trên một số lĩnh vực nhất định. * Về thời gian: Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữapháp luật và luật tục ÊĐê dựa trên số liệu điều tra xã hội học tại các buôn làng đồng bàodân tộc thiểu số ÊĐê trên địa bàn tỉnh DakLak và thông qua hoạt động xét xử các loại án ...

Tài liệu được xem nhiều: