Danh mục

LUẬN VĂN: Một số biện pháp chủ yếu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xây Lắp-Vật tư-Vận tải Sông Đà 12

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 865.01 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp công nghiệp không gặp khó khăn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số biện pháp chủ yếu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xây Lắp-Vật tư-Vận tải Sông Đà 12 LUẬN VĂN:Một số biện pháp chủ yếu thúc đẩy tiêuthụ sản phẩm ở Công ty Xây Lắp-Vật tư-Vận tải Sông Đà 12 Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò cực kỳ quan trọngtrong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua tiêu thụ, sản phẩmchuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyểnvốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng tốc độluân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp công nghiệpkhông gặp khó khăn gì trong tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của chúng sản xuất ra đượctiêu thụ theo những địa chỉ mà nhà nước đã chỉ định hoặc nhà nước bao tiêu sản phẩm.Người tiêu dùng không có quyền lựa chọn và thực sự không thể thực hiện được sự lựachọn của mình vì hành vi mua hàng của họ cũng chỉ là đơn giản thực hiện mệnh lệnhtừ một trung tâm, nằm ngoài mong muốn và ý chí của họ. Chuyển sang cơ chế thị trường, quyền tự chủ của các doanh nghiệp công nghiệpđược mở rộng đồng thời cơ chế mới cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải phản ứngnhanh nhậy với những biến đổi của thị trường, phải năng động, sáng tạo, tự chủ thựchiện có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh ấy, không ítdoanh nghiệp đã tỏ rõ khả năng thích ứng của mình, nhưng cũng còn nhiều doanhnghiệp gặp khó khăn lúng túng trong sản xuất kinh doanh mà cơ bản là vấn đề đầu ratức tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được gây lên sự ách tắctronh kinh doanh. Việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này có ýnghĩa vô cũng quan trọng với sự tồn tại và phát triển của chính bản thân các doanhnghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Xây lắp-Vật tư-Vận tải Sông Đà 12em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp chủ yếuthúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xây Lắp-Vật tư-Vận tải Sông Đà 12” vớimong muốn đóng góp một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn trong công táctiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, Công ty Xây lắp-Vật tư-Vận tải Sông Đà 12là công ty kinh doanh đa lĩnh vực. Luận văn gồm ba phần: Phần I: Một số nội dung cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp công nghiệp. Phần II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xây lắp-Vật tư-Vận tải Sông Đà 12. Phần III: Một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xây lắp-Vậttư-Vận tải Sông Đà 12. Phần I Một số nội dung cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp.I. Khái niệm, ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp chỉ cần quan tâm làm saođể sản xuất đúng, đủ các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh của nhà nước. Bởi vì, đầu vào củaquá trình sản xuất được cung cấp theo hạn mức định sẵn, đầu ra của các doanh nghiệpđã có sẵn nơi tiêu thụ dưới hình thức phân phối sản phẩm. Do đó, quá trình tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp mặc nhiên được thực hiện thông qua kế hoạch giao nộp sảnphẩm cho nhà nước. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp được xem xét một cách rộng rãi hơn từ việc nghiên cứu thị trường đầu vào- Tổchức sản xuất đến việc nghiên cứu thị trường đầu ra và hàng loạt các nghiệp vụ khác đểthực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm của mình. Qua hơn 10 năm đổi mới, bên cạnhnhững doanh nghiệp năng động, nhậy bén thích nghi với cơ chế mới, làm ăn có hiệuquả thì vẫn còn tồn tại các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn các quy luật của thịtrường, coi nhẹ thị trường đầu ra, coi nhẹ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, chỉ thấy rằnghoạt động tiêu thụ sản phẩm chẳng qua chỉ là việc chuyển hoá quyền sở hữu sản phẩmcủa mình...nên không có những biện pháp nghiệp vụ để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụsản phẩm. Vì vậy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao. Tiêu thụ sản phẩmthực sự là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm để tổ chức hoạt động kinhdoanh của mình được tốt hơn, vậy thì cần quan niệm như thế nào về tiêu thụ sản phẩm.1. Khái niệm Theo nghĩa hẹp, hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình trao đổi hàng hoá giữacác chủ thể thông qua mua bán trên thị trường. Trước đây khi nói đến doanh nghiệp công nghiệp người ta thường nghĩ đó chỉ lànơi sản xuất ra của cải vật chất, còn hoạt động mua bán thì thuộc về các nhà buôn, cácthương gia lớn. Với quan niệm, doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế cho nên hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp phải gắn cả ba khâu: Mua, sản xuất và bán. Đặc trưng lớn nhấtcủa sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất ra để bán nhằm thực hiện những mục tiêuđã định trong chương trình hoạt động của người sản xuất cũng như của mỗi doanhnghiệp. Trên góc độ kinh tế, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá quyền sở hữu vàquyền sử dụng hàng hoá- tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế. Hay nói cách khác, tiêu thụsản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, qua tiêu thụ hàng hoá được chuyểntừ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn sản xuất kinh doanhcủa mỗi đơn vị được hoàn thành. Trong nền kinh tế thị trường, các vấn đề kinh tế cơ bản hoàn toàn do doanhnghiệp quyết định nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Đólà một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu nhu cầu thị trường đểxác định nhu cầu khách hàng cho đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hoá. Do vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành đồng bộ bởi các yếu tố sau:  Các chủ thể kinh tế tham gia (người mua, người bán).  Đối tượng của hoạt động tiêu thụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: