Danh mục

LUẬN VĂN: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng Công ty chè Việt Nam

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 15.49 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 50,000 VND Tải xuống file đầy đủ (100 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ tình hình đổi mới của nền kinh tế thế giới, với những kinh nghiệm thực tiễn và bài học của nhiều nước trên thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra 3 chương trình mục tiêu lớn: “ Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Khẳng định vị trí hàng đầu của ngành nông nghiệp nước ta trong vài thập kỷ tới. Tiếp đến Đại hội VIII và IX lại khẳng định lại một lần nữa 3 chương trình kinh tế trên trong đó nông lâm nghiệp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng Công ty chè Việt Nam LUẬN VĂN:Một số giải pháp đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu chè ở Tổng Công ty chè Việt Nam Lời nói đầu Xuất phát từ tình hình đổi mới của nền kinh tế thế giới, với những kinh nghiệmthực tiễn và bài học của nhiều nước trên thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIđã đề ra 3 chương trình mục tiêu lớn: “ Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu”. Khẳng định vị trí hàng đầu của ngành nông nghiệp nước ta trong vàithập kỷ tới. Tiếp đến Đại hội VIII và IX lại khẳng định lại một lần nữa 3 chương trìnhkinh tế trên trong đó nông lâm nghiệp phải phát triển sản xuất hàng hoá theo hướngthị trường gắn với công nghiệp chế biến đáp ứng nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuấtkhẩu, phát huy lợi thế so sánh, bảo vệ tài nguyên môi trường… Trong số 10 mặt hàng nông sản, sản xuất xuất khẩu thì chè đang có xu hướngngày càng gia tăng. Cây chè được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc và LâmĐồng. Sản xuất chè trong nhiều năm qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về chèuống trong nước, đồng thời còn xuất khẩu đạt kim ngạch hàng chục triệu USD mỗinăm. Tuy có những thời điểm giá chè giảm làm cho đời sống của những người trồngchè gặp không ít khó khăn nhưng nhìn tổng thể thì cây chè vẫn giữ vị trí quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phậnđáng kể nhân dân vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệmôi trường sinh thái. Vì vậy việc sản xuất và chế biến chè xuất khẩu là một hướngquan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thônnước ta. Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển cây chè hơn các nướckhác, chúng ta có điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho cây chè phát triển,có nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp và thị trường tiêu thụ tiềm tàng trong vàngoài nước. Tuy nhiên lượng chè xuất khẩu còn rất hạn chế chỉ chiếm 2% tổng sảnlượng xuất khẩu của toàn thế giới. Vì vậy, để ngành chè Việt Nam nói chung vàTổng Công ty chè Việt Nam nói riêng có được những bước phát triển mới trong việcxuất khẩu chè ra thị trường Thế giới đó là một vấn đề hết sức cấp thiết. Thực tế trong những năm vừa qua mặc dù đã có sự cố gắng nỗ lực trong việcgiải quyết vấn đề xuất khẩu chè, nhưng Tổng Công ty vẫn đang gặp không ít khókhăn, vướng mắc cần phải được giải quyết. Chính vì vậy, qua thời gian nghiên cứu lýluận, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng Công tychè Việt Nam ”. Mặc dù thời gian qua đã có những nhiều Đề tài khoa học, luận án, chuyên đề…nghiên cứu vấn đề này, nhưng chuyên đề này sẽ cố gắng phân tích một cách hệ thốngcác vấn đề xuất khẩu chè và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của TổngCông ty Chè Việt Nam . Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba chương: Chương I : Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu chè đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè. Chương II : Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng Công ty chè Việt Nam . Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu chè trong thời gian tới. Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ, nội dung chuyên đề chắc còn nhiềuthiếu sót, nhiều vấn đề tiếp tục phải nghiên cứu và trao đổi, tôi mong muốn nhận đượccác ý kiến đóng góp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 9 năm 2002. Nguyễn Nam Hưng Chương I xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu chè đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chèI. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của nó đối với doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh chè 1. Khái niệm về xuất khẩu Thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng là quá trình trao đổihàng hoá giữa các nước thông qua mua bán nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Traođổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụthuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của cácquốc gia. Xuất khẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham giavào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Ngày nay, xuất khẩu không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sựphụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy phải coitrọng xuất khẩu cũng như xem thương mại quốc tế như một tiền đề, một nhân tố pháttriển kinh tế trong nước, trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao độngvà chuyên môn hoá quốc tế. Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương trong đó hàng hoá vàdịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Đây là hoạt động kinhdoanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nó không chỉ là một hành vi buôn bán đơn lẻmà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức bên trong và bênngoài nhằm mục đích lợi nhuận, thúc đẩy hàng hoá sản xuất phát triển, chuyển đổi cơcấu nền kinh tế, ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân. Mặt khác hoạt độngnày dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể lại gây ra thiệt hại lớn vì nó phải đốiđầu với một hệ thông kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham giaxuất khẩu không dễ dàng khống chế được. Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từxuất khẩu hàng hoá tiêu dùng đến xuất khẩu tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị chođến các máy móc công nghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình đến hàng hoá vô hình.Tất cả đều nhằm mục tiêu đem lại lại lợi ích cho các quốc gia tham gia. Hoạt động này diễn ra trong phạm vi rất rộng cả về không gian và thời ...

Tài liệu được xem nhiều: