Danh mục

LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở xã Thượng Phùng - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 639.50 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 59,000 VND Tải xuống file đầy đủ (59 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nông hộ là hình thức kinh tế đặc thù trong nông nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế nông hộ là một tất yếu khách quan dưới sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Trong những năm qua kinh tế nông hộ ở nước ta đã trải qua những bước biến đổi thăng trầm. Một thời gian dài kinh tế nông hộ chưa được trú trọng do đó nó chưa có các điều kiện để phát triển. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có chỉ thị 100...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở xã Thượng Phùng - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang LUẬN VĂN:Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tếhộ nông dân ở xã Thượng Phùng - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang Lời nói đầuNông hộ là hình thức kinh tế đặc thù trong nông nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của kinhtế nông hộ là một tất yếu khách quan dưới sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội.Trong những năm qua kinh tế nông hộ ở nước ta đã trải qua những bước biến đổi thăngtrầm. Một thời gian dài kinh tế nông hộ chưa được trú trọng do đó nó chưa có các điềukiện để phát triển. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có chỉ thị 100 của Ban BíThư và Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị coi nông hộ là đơn vị kinh tế cơ sở có quyền tựchủ trong sản xuất - kinh doanh thì kinh tế nông hộ đã có điều kiện để chuyển mạnh sangsản xuất hàng hoá, góp phần tạo nên khởi sắc trong nông nghiệp, nông thôn. Bởi vậy, hộnông dân có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hộ chiếm 80% tổng dân số cảnước, 90% tổng diện tích canh tác và sản xuất phần lớn các nông sản cho xã hội nh ư :thóc chiếm 98% sản lượng thóc toàn quốc, chăn nuôi chiếm khoảng 97- 98%, rau chiếm98%... Thượng Phùng là một xã biên giới vùng cao núi đá của cực bắc của tổ quốc, có vịtrí chiến lược quan trọng giáp huyện Phú Ninh - tỉnh Vân Nam -Trung Quốc với đườngbiên giới là 18,5 km. Xã có diện tích tự nhiên là 3.402 ha cách trung tâm huyện lỵ Mèo Vạc là 32 km,dân số đến tháng 12/2005 là 5.192 khẩu bằng 592 hộ có 5 dân tộc anh em chung sống tại13 xóm, bản. Dân tộc Mông chiếm 96,22%. Tỷ lệ hộ đói, nghèo còn cao là: 71,79% . Do địa bàn vùng cao núi đá, núi non hùng vĩ, địa bàn hiểm trở có độ cao là 1.500m so với mực nước biển, có sông Nho Quế chảy qua và các khe suối lớn nhỏ cung cấpnguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa phân biệt 2 mùa rõ rệt mùa đông và mùa hè.Mùa đông mưa phùn, sương mù có sương muối và khan hiếm nước nghiêm trọng, câytrồng chủ yếu của nhân dân trong xã là ngô, lúa một vụ vào mùa mưa và chăn nuôi giasúc, gia cầm. Do đặc điểm tình hình như trên nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của nhândân. Để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân xãPhượng phùng cần phát huy những tiềm năng sẵn có và sử dụng chúng một cách có hiệuquả. Trước hết là phải khai thác thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp. Trên cơ sở đótừng bước phát triển các ngành kinh tế khác. Phương án tối ư để phát triển kinh tế xã hộilà phải đầu tư theo chiều sâu, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, sử dụng đất một cách hợp lý,tiết kiệm vốn, có hiệu quả cao, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vàothực tiễn sản xuất. Muốn vậy, xã cần phải có các giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân một cáchhợp lý, tạo điều kiện cho các nông hộ chuyển từ tự túc, tự cấp lên sản xuất gắn với thị tr-ường. Xuất phát từ thực tiễn sản xuất đó, em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở xã Thượng Phùng -huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về kinh tế hộ nông dân.Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất của các nông hộ ở xã Thượng Phùng - huyện MèoVạc - tỉnh Hà Giang. Rút ra những mặt đã đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặtra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, phương hướng mục tiêu và cácgiải pháp chủ yếu nhằm tìm ra một số giải pháp chủ yếu để tiếp tục thúc đẩy sự phát triểnkinh tế hộ nông dân ở xã Thượng Phùng - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang. Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Đề tài tập trung nghiên cứu kinh tế hộ nông dânxã Thượng Phùng - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang trong quá trình phát triển kinh tế hộgia đình ở xã Thượng Phùng - huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Chủ yếu dựa vào các phương pháp phổ biếnnhư: phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp,phương pháp dự báo... chương I: cơ sở lý luận chung về phát triển kinh tế hộ nông dân I. Vai trò và tính tất yếu của kinh tế hộ gia đình 1. Khái niệm và các đặc trưng của kinh tế hộ gia đình 1.1. Khái niệm về kinh tế hộ Nông hộ (hộ gia đình nông dân) là tế bào kinh tế xã hội được hình thành trên cơ sởcác mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, phong tục tập quán truyền thống, tâm lý đạo đứcvà các quan hệ kinh tế. Hộ là hình thức phổ biến nhất, là tế bào kinh tế xã hội trong nôngthôn Việt Nam. Gia đình là cơ sở của hộ nói chung. Gia đình - một loại hình hộ chứađựng các yếu tố để hình thành những loại hình hộ mở rộng khác. Về phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng : Hộ là những người cùng sốngchung dưới mái nhà, cùng ăn chung và có cùng một ngân quỹ . Xét theo lĩnh vực sản xuất: Kinh tế hộ là một hình thức tổ chức cơ sở của nền nôngnghiệp hàng hoá. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các nông hộ được tiến hành trên cơsở một hoặc một số người lao động tự đầu tư theo khả năng về vốn để trang bị các tư liệusản xuất cần thiết nhằm sản xuất ra sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ đảm bảo cho sựsinh tồn của hộ và đáp ứng nhu cầu thị trường. 1.2. Các đặc trưng của kinh tế hộ gia đình Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong gia đình làm việcmột cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình. Nhìn chunglà kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự cấp, tự túc hoặc sản xuất hàng hoá nhỏ với năngsuất lao động thấp, nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuấtnông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng. Với những đặc trưng trên, tuỳ theo tình hình và điều kiện cụ thể của từng nước,từng vùng, từng loại hộ mà hình thành những đặc trưng cụ thể đa dạng về hình thức quảnlý, về ruộng đất, quy mô, về vốn tài sản, ...

Tài liệu được xem nhiều: