Danh mục

LUẬN VĂN: Một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của Việt nam trong thời gian tới

Số trang: 63      Loại file: pdf      Dung lượng: 587.67 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh của sự hợp tác và liên kết giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới yêu cầu phải có nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực trong các lĩnh vực và cơ cấu ngành nghề khác nhau. Trong thời gian qua, giáo dục bậc đại học của chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc xây dựng một cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ. Cơ cấu thị trường và những nhân tố khách quan đã tác động mạnh đến việc hình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của Việt nam trong thời gian tới LUẬN VĂN:Một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu pháttriển kinh tế của Việt nam trong thời gian tới Lời nói đầu Trong bối cảnh của sự hợp tác và liên kết giữa các quốc gia trong khu vực và trênthế giới yêu cầu phải có nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực trong các lĩnh vực vàcơ cấu ngành nghề khác nhau. Trong thời gian qua, giáo dục bậc đại học của chúng ta đãđạt được một số thành tựu đáng kể trong việc xây dựng một cơ cấu đào tạo nguồn nhânlực có trình độ. Cơ cấu thị trường và những nhân tố khách quan đã tác động mạnh đếnviệc hình thành và phát triển cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học.Việc xây dựng một cơcấu đào tạo đó có tính hiệu quả cao với yêu cầu của nền kinh tế - xã hội là một vấn đềphức tạp đòi hỏi phải có sự định hướng bằng các chính sách điều chỉnh có chủ định củaNhà nước trong hiện tại và thời gian tới. Nhằm phân tích thực trạng cơ cấu sinh viên đàotạo bậc đại học của Việt Nam hiện nay, sự tác động của cơ cấu sinh viên đó đến pháttriển kinh tế và sự tác động có ý thức của Nhà nước đến cơ cấu sinh viên đó thông quacác chính sách hỗ trợ kinh tế. Nên tôi đã chọn đề tài. Một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu sinhviên đào tạo bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của Việt namtrong thời gian tới làm luận văn tốt nghiệp. Bố cục đề tài gồm : Lời nói đầu Chương I : Sự cần thiết phải có một cơ cấu sinh viên bậc Đại học phù hợp vớiyêu cầu phát triển kinh tế và vai trò của các chính sách hỗ trợ kinh tế. Chương II : Thực trạng cơ cấu sinh viên đào tạo bậc Đại học của Việt nam và cácchính sách hỗ trợ kinh tế hiện nay. Chương III : Phương hướng điều chỉnh chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm tạo sự phùhợp giữa cơ cấu sinh viên đào tạo Đại học với yêu cầu phát triển kinh tế. Chương I Sự cần thiết phải có một cơ cấu sinh viên Đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và vai trò của các chính sách hỗ trợ kinh tếI - Cơ cấu sinh viên hợp lý với sự phát triển kinh tế xã hội :1. Khái niệm và phân loại cơ cấu sinh viên :1.1. Khái niệm cơ cấu sinh viên. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà trí tuệ con người là tài sản quý giá nhất củacác dân tộc thì “đi lên bằng giáo dục” là chân lý của sự phát triển. Mặt bằng dân trí càngcao cùng với những đỉnh cao về trí tuệ là điều kiện tiên quyết quyết định sự thắng lợi củamỗi quốc gia trong qúa trình hội nhập và phát triển về kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuậtmang tính toàn cầu hiện nay. Giáo dục luôn theo sát với sự vận động, phát triển của mỗi giai đoạn lịch sử, đápứng một phần yêu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo cho các lĩnh vực kinh tế của xãhội đó. Đồng thời,hoạt động giáo dục là công cụ phục vụ mục tiêu chính trị của mỗi giaicấp thống trị. Giáo dục đào tạo những con người có phong cách đạo đức, lối sống và tưtưởng chính trị theo đường lối của giai cấp thống trị. Theo quy luật đó, nền giáo dục ViệtNam phải là công cụ phục vụ mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam với giaicấp lãnh đạo là giai cấp công nhân. Trong gia đoạn hiện nay, mục tiêu chính của Đảng vàNhà nước ta là tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước, rút ngắnkhoảng cách của sự phát triển giữa nước ta với các nước khác trên thế giới và trong khuvực. Vì thế, việc xây dựng và đổi mới hệ thống giáo dục tạo ra nguồn nhân lực có trìnhđộ kỹ thuật, quản lý cao và nâng cao mặt bằng dân trí nhân tài cho đất nước...v.v là vấnđề mang tính thiết yếu. Hệ thống giáo dục Đại học là nhân tố cấu thành quan trọng của hệ thống giáo dục.Nó đóng vai trò là cung cấp nguồn đầu vào lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, quảnlý cao cho nền kinh tế. Với vai trò đó, việc đổi mới hệ thống giáo dục Đại học là vấn đềthiết yếu cần được chú trọng công cuộc đổi mới hệ thống giáo dục, nhằm tạo ra sự thíchứng với nền kinh tế và mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Đổi mới hệ thống giáo dục bậc Đại học là đổi mới cơ cấu khối lượng, cơ cấu sinhviên, cơ cấu giảng viên và những nội dung khác của hệ thống. Hệ thống giáo dục bậc Đạihọc với tính chất là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, quản lý cao cho nhucầu về nhân lực của các ngành kinh tế vì thế đổi mới và xây dựng cơ cấu sinh viên phùhợp, hợp lý là điểm chủ yếu trong chiến lược đổi mới. Chúng ta phải xây dựng một cơcấu phải đảm bảo về số lượng và nội dung với điều kiện kinh tế. Trong điều kiện Việtnam, tầng lớp nông dân chiếm một số lượng lớn trong tổng số dân cả nước, thì lượng sinhviên xuất thân từ tầng lớp nông dân phải chiếm một tỷ trọng tương ứng, làm cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: