LUẬN VĂN: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã
Số trang: 100
Loại file: pdf
Dung lượng: 886.85 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tại Việt Nam, nghiên cứu về dân chủ ở các làng xã có vị trí đặc biệt quan trọng. ông Vũ Đình Hòe, trong Hồi Ký Thanh Nghị đã nhận định: "Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã, và muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam thì cũng phải bắt đầu bằng việc xây dựng lại cộng đồng làng xã. Vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam" [43, tr. 318].
Dân chủ là đề tài cũ nhưng luôn mới. Cũ vì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã LUẬN VĂN: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã Mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Tại Việt Nam, nghiên cứu về dân chủ ở các làng xã có vị trí đặc biệt quan trọng. ông Vũ Đình Hòe, trong Hồi Ký Thanh Nghị đã nhận định: Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã, và muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam thì cũng phải bắt đầu bằng việc xây dựng lại cộng đồng làng xã. Vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam [43, tr. 318]. Dân chủ là đề tài cũ nhưng luôn mới. Cũ vì sự thật dân chủ có những tiền đề từ thời cổ đại được phát triển với rất nhiều tư tưởng, luận thuyết khác nhau, nhưng đến hôm nay nó vẫn mới mẻ, vẫn là vấn đề mang tính thời sự, vẫn mở ra rất nhiều cơ hội tiếp tục tìm tòi, khám phá tìm ra hướng phát triển cho mỗi nhà nước, mỗi cộng đồng. Dân chủ ở xã đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Dân chủ ở xã nếu được phát huy nghiêm túc, đúng hướng sẽ thực sự là đòn bẩy quan trọng, là chiếc chìa khóa mở ra tạo sự chuyển biến quan trọng trên nhiều phương diện với đất nước có hơn 80% dân cư làm nông nghiệp như Việt Nam. Dân chủ hóa cũng chính là để phát huy các tiềm năng, tài năng của con người; các năng lực xã hội, và cũng chính là phát huy nội lực của dân tộc. Sở dĩ tác giả lựa chọn vấn đề dân chủ ở xã mà không phải dân chủ ở cấp xã (bao gồm xã - phường - thị trấn) vì phường và thị trấn có những đặc điểm riêng khác so với cơ sở xã. Phường và thị trấn ít bị các quan hệ dòng tộc, làng xóm tác động, và có trình độ văn hóa cao hơn ở xã. Xã là nơi tập trung chủ yếu của cư dân nông thôn, với địa bàn rộng lớn, chiếm khoảng 80% dân số, 70% lao động xã hội, và chiếm tới 85% trong tổng số các đơn vị hành chính cấp cơ sở: có đặc điểm chung là nơi vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề tàn tích của chế độ phong kiến, nhưng cũng lưu giữ được nhiều truyền thống tốt đẹp có thể kế thừa trong quá trình mở rộng dân chủ hiện nay. Tiếp xúc với cán bộ, nhân dân ở một số xã trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, tác giả có cơ hội được trao đổi trực tiếp và cảm nhận nhiều sự đổi thay cũng như những ý nghĩa tích cực trên nhiều phương diện mà việc thực hành pháp luật về dân chủ ở xã trong thời gian qua đã đem lại, đặc biệt thú vị là tác giả đã tận mắt thấy được những cách làm sáng tạo của một số cán bộ xã năng động; thấy được sự hăng say đóng góp công sức, đóng góp ý kiến, thấy sự đổi mới tư duy của nhiều người dân ở các xã mà tác giả có điều kiện tiếp cận. Dân chủ đã về làng và đang đi vào đời sống của làng, chuyện dân chủ đã dần thành chuyện hàng ngày, gần gũi, thân thiết, bổ ích như chuyện cơm ăn, nước uống, như không khí để thở. Qua quan sát, tác giả cũng thấy được hiện còn rất nhiều qui định pháp luật về dân chủ ở xã chưa sát với thực tiễn cần hoàn thiện, bổ sung; nhiều vấn đề đang cần một cách nhìn liên ngành, toàn diện để giải quyết. Chính điều này khiến tác giả quyết định lựa chọn đề tài: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Về dân chủ, qui chế dân chủ ở cơ sở đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước như: Cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị ở nước ta (đề tài cấp nhà nước KX.05.05 do PGS.TS Hoàng Chí Bảo làm chủ trì đề tài). Sách chuyên khảo của các tác giả TS. Nguyễn Văn Sáu - GS. Hồ Văn Thông: Thực hiện qui chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2003; Cuốn: Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay do TSKH. Phan Xuân Sơn (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Khai thác dưới góc độ lịch sử, tâm lý học, văn hóa học có nhiều công trình liên quan mật thiết đến vấn đề dân chủ ở xã như: Phan Đại Doãn: Mấy vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Phan Ngọc: Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998; Vũ Minh Giang: Xây dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1993; Đỗ Long - Phan Thị Mai Hương (chủ biên): Tính cộng đồng, tính cá nhân và cái tôi của người Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.... Khai thác dưới góc độ luật học liên quan đến đề tài có một số bài viết như: Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở địa phương của tác giả Nguyễn Đăng Dung, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9/2003; Bài viết: Dân chủ và pháp luật của PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7(136), 2003; Bài viết: Dân chủ làng xã: truyền thống và hiện tại của tác giả Nguyễn Việt Hương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8 (196)/2004... Các tài liệu tham khảo nước ngoài nghiên cứu về dân chủ khá nhiều nổi bật như cuốn A preface to Democratic Theory, của tác giả Robert A.Dahl. The University of Chicago Press, Chicago 60637, 1956; cuốn Democracy: the unfinished journey, 508B.C to 1993 A.D, của Đại học Oxford, Hoa Kỳ 1992... Những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt như: Phát triển là quyền tự do của tác giả Amartya Sen (người đạt giải thưởng Nobel về kinh tế học), CIEM (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) và Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2002; Alvin Toffler, Làn sóng thứ ba (The third wave), Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2002. … Tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu đề tài Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã nói trên. 3. Mục đích đề tài và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thực hiện dân chủ ở xã dưới cách tiếp cận liên ngành, nhưng chủ yếu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã LUẬN VĂN: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã Mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Tại Việt Nam, nghiên cứu về dân chủ ở các làng xã có vị trí đặc biệt quan trọng. ông Vũ Đình Hòe, trong Hồi Ký Thanh Nghị đã nhận định: Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã, và muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam thì cũng phải bắt đầu bằng việc xây dựng lại cộng đồng làng xã. Vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam [43, tr. 318]. Dân chủ là đề tài cũ nhưng luôn mới. Cũ vì sự thật dân chủ có những tiền đề từ thời cổ đại được phát triển với rất nhiều tư tưởng, luận thuyết khác nhau, nhưng đến hôm nay nó vẫn mới mẻ, vẫn là vấn đề mang tính thời sự, vẫn mở ra rất nhiều cơ hội tiếp tục tìm tòi, khám phá tìm ra hướng phát triển cho mỗi nhà nước, mỗi cộng đồng. Dân chủ ở xã đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Dân chủ ở xã nếu được phát huy nghiêm túc, đúng hướng sẽ thực sự là đòn bẩy quan trọng, là chiếc chìa khóa mở ra tạo sự chuyển biến quan trọng trên nhiều phương diện với đất nước có hơn 80% dân cư làm nông nghiệp như Việt Nam. Dân chủ hóa cũng chính là để phát huy các tiềm năng, tài năng của con người; các năng lực xã hội, và cũng chính là phát huy nội lực của dân tộc. Sở dĩ tác giả lựa chọn vấn đề dân chủ ở xã mà không phải dân chủ ở cấp xã (bao gồm xã - phường - thị trấn) vì phường và thị trấn có những đặc điểm riêng khác so với cơ sở xã. Phường và thị trấn ít bị các quan hệ dòng tộc, làng xóm tác động, và có trình độ văn hóa cao hơn ở xã. Xã là nơi tập trung chủ yếu của cư dân nông thôn, với địa bàn rộng lớn, chiếm khoảng 80% dân số, 70% lao động xã hội, và chiếm tới 85% trong tổng số các đơn vị hành chính cấp cơ sở: có đặc điểm chung là nơi vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề tàn tích của chế độ phong kiến, nhưng cũng lưu giữ được nhiều truyền thống tốt đẹp có thể kế thừa trong quá trình mở rộng dân chủ hiện nay. Tiếp xúc với cán bộ, nhân dân ở một số xã trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, tác giả có cơ hội được trao đổi trực tiếp và cảm nhận nhiều sự đổi thay cũng như những ý nghĩa tích cực trên nhiều phương diện mà việc thực hành pháp luật về dân chủ ở xã trong thời gian qua đã đem lại, đặc biệt thú vị là tác giả đã tận mắt thấy được những cách làm sáng tạo của một số cán bộ xã năng động; thấy được sự hăng say đóng góp công sức, đóng góp ý kiến, thấy sự đổi mới tư duy của nhiều người dân ở các xã mà tác giả có điều kiện tiếp cận. Dân chủ đã về làng và đang đi vào đời sống của làng, chuyện dân chủ đã dần thành chuyện hàng ngày, gần gũi, thân thiết, bổ ích như chuyện cơm ăn, nước uống, như không khí để thở. Qua quan sát, tác giả cũng thấy được hiện còn rất nhiều qui định pháp luật về dân chủ ở xã chưa sát với thực tiễn cần hoàn thiện, bổ sung; nhiều vấn đề đang cần một cách nhìn liên ngành, toàn diện để giải quyết. Chính điều này khiến tác giả quyết định lựa chọn đề tài: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Về dân chủ, qui chế dân chủ ở cơ sở đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước như: Cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị ở nước ta (đề tài cấp nhà nước KX.05.05 do PGS.TS Hoàng Chí Bảo làm chủ trì đề tài). Sách chuyên khảo của các tác giả TS. Nguyễn Văn Sáu - GS. Hồ Văn Thông: Thực hiện qui chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2003; Cuốn: Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay do TSKH. Phan Xuân Sơn (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Khai thác dưới góc độ lịch sử, tâm lý học, văn hóa học có nhiều công trình liên quan mật thiết đến vấn đề dân chủ ở xã như: Phan Đại Doãn: Mấy vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Phan Ngọc: Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998; Vũ Minh Giang: Xây dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1993; Đỗ Long - Phan Thị Mai Hương (chủ biên): Tính cộng đồng, tính cá nhân và cái tôi của người Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.... Khai thác dưới góc độ luật học liên quan đến đề tài có một số bài viết như: Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở địa phương của tác giả Nguyễn Đăng Dung, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9/2003; Bài viết: Dân chủ và pháp luật của PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7(136), 2003; Bài viết: Dân chủ làng xã: truyền thống và hiện tại của tác giả Nguyễn Việt Hương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8 (196)/2004... Các tài liệu tham khảo nước ngoài nghiên cứu về dân chủ khá nhiều nổi bật như cuốn A preface to Democratic Theory, của tác giả Robert A.Dahl. The University of Chicago Press, Chicago 60637, 1956; cuốn Democracy: the unfinished journey, 508B.C to 1993 A.D, của Đại học Oxford, Hoa Kỳ 1992... Những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt như: Phát triển là quyền tự do của tác giả Amartya Sen (người đạt giải thưởng Nobel về kinh tế học), CIEM (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) và Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2002; Alvin Toffler, Làn sóng thứ ba (The third wave), Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2002. … Tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu đề tài Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ ở xã nói trên. 3. Mục đích đề tài và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thực hiện dân chủ ở xã dưới cách tiếp cận liên ngành, nhưng chủ yếu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chính sách dân chủ quy chế dân chủ lý luận dân chủ cao học luật luận văn ngành luật cao học xã hội luật học luận vănGợi ý tài liệu liên quan:
-
112 trang 346 0 0
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 287 0 0 -
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 229 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 214 0 0 -
79 trang 209 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 205 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 196 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 195 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 194 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 193 0 0