Danh mục

LUẬN VĂN: Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nong van hai lá bằng bóng qua da ở bệnh nhân hẹp hai lá có phối hợp với hở van động mạch chủ

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 620.79 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 57,000 VND Tải xuống file đầy đủ (57 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong các bệnh van tim do thấp, hẹp hai lá là bệnh hay gặp nhất chiếm khoảng 40,3% số người mắc bệnh van tim[14]. Trong đó 25% hẹp hai lá đơn thuần, 40% hẹp hai lá có phối hợp với hở hai lá[24]. Đây là một bệnh nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm luôn đe doạ tính mạng người bệnh. Điều trị nội khoa bệnh hẹp hai lá chỉ là một giải pháp tạm thời trong khi chờ đợi giải quyết triệt để bằng những can thiệp ngoại khoa: Mổ tách van tim, sửa van hoặc thay van...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nong van hai lá bằng bóng qua da ở bệnh nhân hẹp hai lá có phối hợp với hở van động mạch chủ LUẬN VĂN:Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nong van hai lá bằng bóng qua da ở bệnh nhân hẹp hai lá có phối hợp với hở van động mạch chủ. đặt vấn đề Trong các bệnh van tim do thấp, hẹp hai lá là bệnh hay gặp nhất chiếmkhoảng 40,3% số người mắc bệnh van tim[14]. Trong đó 25% hẹp hai lá đơn thuần,40% hẹp hai lá có phối hợp với hở hai lá[24]. Đây là một bệnh nặng, có nhiều biếnchứng nguy hiểm luôn đe doạ tính mạng người bệnh. Điều trị nội khoa bệnh hẹp hailá chỉ là một giải pháp tạm thời trong khi chờ đợi giải quyết triệt để bằng những canthiệp ngoại khoa: Mổ tách van tim, sửa van hoặc thay van nhân tạo. Đặc biệt nongvan bằng bóng qua da là một phương pháp can thiệp tim mạch mới không phẫu thuật,an toàn và hiệu quả[14] .Phương pháp này đã và đang là lựa chọn ưu tiên hàng đầucho các bệnh nhân hẹp hai lá trên thế giới cũng như tại Việt nam, thực tế cho thấyphương pháp này mang lại kết quả rất tốt. Tuy nhiên sự phối hợp bệnh van động mạch chủ và van hai lá là bệnh lýphổ biến nhất trong tổng số các bệnh tim do thấp[33]. Sự phối hợp này làm cho bệnhlý phức tạp lên rất nhiều. Trong các bệnh tim do thấp thì có khoảng 58% hở van độngmạch chủ[23] trong đó chỉ có 7% hở chủ đơn thuần, còn lại 93% hở chủ kết hợp vớibệnh của van hai lá, hở van động mạch chủ và hẹp hai lá thường hay tồn tại songhành[20][31]. Trên thực tế thì chúng ta vẫn đang áp dụng phương pháp nong van hailá bằng bóng qua da cho cả những bệnh nhân có hở van động mạch chủ phối hợp.Kết quả trước mắt cũng như lâu dài của phương pháp này tương tự như phương phápmổ tách van trên tim kín[12][22], hơn nữa nó còn có ưu điểm hơn hẳn đó là tính ítxâm phạm, đỡ tốn kém. ở Việt nam kết quả này đã được nghiên cứu nhiều ở nhữngbệnh nhân có hẹp hai lá đơn thuần (có hoặc không có hở hai lá phối hợp), mà chưađược nghiên cứu tỉ mỉ , chi tiết ở những bệnh nhân hẹp hai lá có hở van động mạchchủ đi kèm. Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên chúng tôi nghiên cứu đề tài nàynhằm 2 mục tiêu sau: 1- Đánh giá kết quả nong van hai lá qua da bằng bóng Inoue trên bệnh nhân hẹp hai lá có phối hợp hở van động mạch chủ mức độ nhẹ và vừa có đối chứng với nhóm không có hở van động mạch chủ. 2- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nong van hai lábằng bóng qua da ở bệnh nhân hẹp hai lá có phối hợp với hở van độngmạch chủ. Chương I Tổng quan tài liệu Bệnh hẹp van hai lá (hẹp hai lá: HHL) là một bệnh đã được biết đến từ lâu.khái niệm hẹp lỗ van hai lá được John Mayow đề cập vào năm 1609, nhưng mãi tớithế kỷ 17 Viensens mới mô tả kỹ hơn và năm 1769 Morgagni lần đầu tiên trình bàymột trường hợp lâm sàng HHL[30]. Thấp tim là nguyên nhân của tuyệt đại đa sốHHL. Bệnh lý thấp tim và các bệnh van tim do thấp (trong đó chủ yếu là bệnh vanhai lá) đến nay vẫn đang còn là một vấn đề y tế quan trọng. Ngày nay, nếu như bệnhnày ở các nước Âu mỹ đã cơ bản được giải quyết, thì tại các nước đang phát triển nóvẫn còn là một bệnh phổ biến. 1.1-Tình hình bệnh HHL trên thế giới: Hàng năm trên thế giới có khoảng 20 triệu trể em bị tháp tim,nửa triệu tử vongvà hàng chục triệu trẻ em bị tàn tật vì di chứng van tim do thấp[32][28], trong đóHHL rất thường gặp. Bệnh này khá phổ biến ở các nước phát triển vào thế kỷ XIX vàđầu thế kỷ XX, sau đó có xu hướng giảm dần và giảm rõ rệt do điều kiện kinh tế xãhội thịnh vượng và ngành y tế có những chiến lược phòng ngừa tốt. Cho đến thế kỷXIX vào những năm của thập niên 70 thì bệnh HHL mới xuất hiện là rất hiếm, hầunhư chỉ còn lại di chứng của bệnh thấp tim.Trái lại, ở những nước đang phát triển dođiều kiện kinh tế xã hội và dân trí còn thấp mà cho đến nay HHL vẫn là một trongcác bệnh lý van tim do thấp rất thường gặp trong số các bệnh tim mạch. 1.2-Tình hình bệnh HHL và phương pháp điều trị nong van hai lá bằngbóng Inoue qua da ở Việt Nam: Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, kinh tế đang phát triển, cũnglà một nước mà bệnh thấp tim và di chứng van tim nặng nề do thấp rất phổ biến,chiếm hàng đầu trong các nguyên nhân gây bệnh tim ở trẻ em. Những năm 1988-1993 tỉ lệ mắc thấp tim và di chứng van tim do thấp ở trẻ em tuổi học đường là 2-4%.Trong bệnh viện tỉ lệ tử vong của bệnh này còn cao(6,7%) và để lại nhiều di chứngbiến trẻ thành người tàn phế(7,9%)[3][9][13][11]. Cũng giống như trên thế giới, ởViệt Nam HHL là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh van tim do thấp. Theo thốngkê của Viện tim mạch- Bệnh viện Bạch Mai thì bệnh nhân nằm viện vì bệnh van timdo thấp chiếm trên 2/3, trong đó tổn thương van hai lá tới 2/3[30] và bệnh có ở nữnhiều hơn nam(2/3). HHL, đặc biệt là HHL khít là một bệnh nặng ảnh hưởng nghiêmtrọn ...

Tài liệu được xem nhiều: