Danh mục

LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

Số trang: 180      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay ở Việt Nam, vị trí và đặc điểm của các nguồn lực đang được đánh giá và nhìn nhận lại, trong đó con người được coi là nguồn lực nội tại, cơ bản, quyết định thành công của công cuộc phát triển KT - XH. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay ở Việt Nam, vị trí và đặc điểm của các nguồnlực đang được đánh giá và nhìn nhận lại, trong đó con người được coi là nguồn lực nội tại,cơ bản, quyết định thành công của công cuộc phát triển KT - XH. Đại hội lần thứ IX củaĐảng đã khẳng định: “Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyếtđịnh sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Có thể thấyrằng, quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự kết hợp hàihoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền vững trong đónhân tố con người là trung tâm. Trong tiến trình đó, việc phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang là những yêu cầuhết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính độtphá. Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn nhân lực đã trở thành động lực tăng năng suất laođộng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và toàn bộnền kinh tế, đây chính là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bởi vì,chỉ có nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật,công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác (vốn, khoa học -công nghệ, tài nguyên thiên nhiên) trở thành động lực trong quá trình CNH, HĐH và hộinhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất l ượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN là một chiến lược quan trọng trong quá trình pháttriển nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, khi chuyển sang nền kinh tế phát triểntheo chiều sâu dựa chủ yếu vào tri thức, chúng ta càng nhận thức rõ hơn về vai trò quyếtđịnh của nguồn nhân lực trong phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Cáclý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây đã cho thấy rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởngnhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất 3 trụ cột cơ bản: “áp dụng công nghệ mới, pháttriển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Trong đó, nguồnnhân lực là yếu tố quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong một nềnkinh tế toàn cầu, đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, ưu thế cạnh tranh sẽ nghiêng vềcác quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư vàxã hội ổn định. Một số nước ở khu vực châu Á đang điều chỉnh chiến lược cạnh tranhtrong tương lai - khi phát triển nền kinh tế tri thức, đã xác định phát triển nguồn nhân lựclà yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở nhận thức lý thuyết, ở tưduy của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà điều này được khẳng địnhtrong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng ta đã khẳngđịnh: “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”, đồng thời Nhà nướcđã có nhiều chính sách phát huy mọi nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, đã góp phần duytrì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức cao và ổn định. Trong quá trình phát triển,tạo ra lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực sẽ là nguồn nội lực, là yếu tố nội sinh và độnglực to lớn để phát triển đất nước, đảm bảo đi tắt đón đầu, sớm đưa nước ta ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển. Trong điều kiện ngày nay, trí tuệ con người giữ vai trò quyết địnhsức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên của mọi tài nguyên. Nguồn nhân lực nếuđược khai thác hiệu quả trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là giảipháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH trong tương lai. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã làm thay đổi cơ bản KT - XH, các địa phươngthuộc miền Đông Nam bộ cũng nằm trong xu thế vận động phát triển đó. Miền Đông Nambộ gồm 6 tỉnh, thành: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninhvà thành phố Hồ Chí Minh, đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất của các tỉnh phíaNam và cả nước. Vùng ĐNB nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - đầu tàu trongphát triển của cả nước; là vùng duy nhất hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển côngnghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập; đặc biệt phát triển côngnghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóadầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng;nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cótrình độ cao,… phát triển các ngành kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập toà ...

Tài liệu được xem nhiều: