Danh mục

LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 130      Loại file: pdf      Dung lượng: 807.26 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 130,000 VND Tải xuống file đầy đủ (130 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng và thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa đột phá để giải quyết nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" [32, tr.515]. Nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo những lời chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của luận văn Xây dựng và thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở là chủ trương quan trọng của Đảngvà Nhà nước, có ý nghĩa đột phá để giải quyết nhiều vấn đề bức xúc liên quan đếnquyền làm chủ của nhân dân, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minhđã từng khẳng định: Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ [32,tr.515]. Nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo những lời chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ ChíMinh, Đảng ta đã sớm khẳng định mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng, của sựnghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Xây dựng chế độ nhà nước dân chủ với nguyêntắc Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trongtoàn bộ hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng6 năm 1997) khẳng định, khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làmchủ của nhân dân ở cơ sở. Với tinh thần đó, Đại hội IX, X của Đảng khẳng định vị trí, tầm quan trọng lâu dàivà cấp thiết của vấn đề dân chủ, khẳng định mục tiêu chiến lược của cách mạng nước tatrong thời kỳ mới là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh. Nhằm phát huy đầy đủ, hiệu qủa quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 18/2/1998 Bộ chính trị, Ban chấp hànhTrung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã ra chỉ thị số 30 về việc xây dựng vàthực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở. Thể chế hoá chỉ thị của Bộ Chính trị, ủy ban Thườngvụ Quốc hội (khóa X) ban hành các Nghị quyết số 45/1998, số 55/1998, số 60/1998giao cho Chính phủ ban hành các Nghị định về thực hiện qui chế dân chủ ở ba loại hìnhcơ sở. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998, số71/1998 và số 07/1999, trong đóNĐ 29/1998 quy định về Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã, NĐ 71/1998 quy định vềQuy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan hành chính và NĐ 07/1999 quy định về Quy chếthực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước. Việc ra đời Chỉ thị số 30-CT/TW và các Nghị định của Chính phủ ban hành quichế thực hiện dân chủ ở cơ sở vừa thể hiện tính cấp thiết của việc phát huy quyền làmchủ của nhân dân, đồng thời còn đặt ra yêu cầu đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, làm việc có năng suất và chất lượng,không tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Nhân dân cóquyền được công khai bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiếtthực, gắn bó với quyền lợi và nghĩa vụ của trực tiếp của mình, đồng thời phát huy dânchủ đại diện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của chính quyền địaphương cơ sở. Thực tiễn cho thấy: ở đâu cấp ủy đảng nhận thức rõ và quan tâm chăm lođúng mức tới việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thì ở đó kinh tế pháttriển, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện vànâng cao, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị được giữ vững, ổn định,thu hút và tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng với chính quyền, động viên và huyđộng được sức lực, trí tuệ của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ ở địa phươngđạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu như địa phương nào, cơ sở nào không thường xuyênquan tâm đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hoặc triển khai thực hiện mộtcách hình thức, qua loa đại khái thì ở đó đời sống nhân dân gặp khó khăn, kinh tế nhậpnhằng, chậm phát triển, an ninh chính trị mất ổn định, tình hình kiến nghị, khiếu kiệnvượt cấp của nhân dân gia tăng, vv... dẫn đến phát sinh một số điểm nóng ở một số cơsở như: Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên... đã từng xảy ra. Thực hiện dân chủ ở cơ sở luôn là vấn đề mang tính thời sự và đòi hỏi phát triểnkhông ngừng, đầy tính sáng tạo. Vì thế, chúng ta vừa phải đi sâu nghiên cứu và nhậnthức đúng đắn về lý luận, vừa phải thường xuyên tổng kết thực tiễn để tìm ra hình thứcbiện pháp tổ chức thực hiện phù hợp đưa Quy chế dân chủ vào cuộc sống. Từ khi Đảngvà Nhà nước ta ban hành chủ trương xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,cho đến nay, chúng ta đã triển khai thực hiện rộng khắp trong cả n ước và đã thu đượcnhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hộicủa đất nước. Việc triển khai xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thời gianqua đã chứng tỏ đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng được nhu cầubức thiết và lợi ích to lớn trực tiếp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, đượcnhân dân phấn khởi đón nhận và tích cực thực hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: