Danh mục

LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 691.16 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 86,000 VND Tải xuống file đầy đủ (86 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đối với trẻ em là các quyền của trẻ em phải được bảo vệ trong mọi trường hợp, quan điểm này được thể hiện trong nhiều văn bản, tài liệu của Đảng và Nhà nước ta. Ngay trong các văn kiện của Đảng cũng đã khẳng định chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện các quyền của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điềutra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đối với trẻ emlà các quyền của trẻ em phải được bảo vệ trong mọi trường hợp, quan điểm này đượcthể hiện trong nhiều văn bản, tài liệu của Đảng và Nhà nước ta. Ngay trong các văn kiệncủa Đảng cũng đã khẳng định chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thựchiện các quyền của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toànvà lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; trẻ em mồ côi,bị khuyết tật, sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi [17].Điều 65 Hiến pháp năm 1992, quy định: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hộibảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước, các chếđịnh về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật như: Luậtbảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và giađình…. Đặc biệt, trong Bộ luật hình sự có nhiều điều luật cụ thể quy định hình phạtnghiêm khắc đối với người phạm tội có hành vi xâm phạm vào những quy định về chămsóc và bảo vệ trẻ em như: Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em), Điều 114 (Tội cưỡng dâmtrẻ em), Điều 115 (Tội giao cấu với trẻ em), Điều 116 (Tội dâm ô với trẻ em) v.v… Trong những năm gần đây, đã xảy ra một số vụ án hình sự liên quan đến tổchức và công dân người nước ngoài có hành vi phạm tội xâm hại đến trẻ em như: hiếpdâm trẻ em, dâm ô với nhiều trẻ em, buôn bán trẻ em v.v… Trẻ em đang là đối tượng bịtội phạm xâm hại cả về thể chất lẫn tinh thần, đã và đang gây ra nhiều hậu quả đặc biệtnghiêm trọng cho quá trình học tập và trưởng thành của bản thân các em, cũng nhưtương lai của đất nước. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 4 Chương trình quốcgia phòng chống tội phạm (từ năm 2000 – 2004) của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đãnêu rõ: Tuy nhiên, xét về tổng thể, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, loại tội phạm lứa tuổi vị thành niên giảm chưa cơ bản, vững chắc, thậm chí một số tội phạm xâm hại trẻ em như: giết người, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em và trẻ vị thành niên hoạt động theo băng, ổ nhóm gây án nghiêm trọng còn xảy ra nhiều [12]. Trong thực tế công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các cơ quan tiến hànhtố tụng đã tích cực phát hiện, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm phạm vào nhữngquy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Theo thống kê của các cơ quan tiến hành tốtụng, mỗi năm có hàng trăm vụ án hình sự được điều tra, truy tố và xét xử về các tộixâm hại trẻ em. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền của trẻ em là người bị hại trong điều tratruy tố, xét xử vụ án hình sự hiện nay đang gặp những khó khăn nhất định từ giai đoạnđiều tra đến truy tố và xét xử. Việc thu thập chứng cứ đối với người bị hại là trẻ em gặpkhó khăn hơn nhiều lần so với người bị hại thành niên; việc xác định trẻ em hay khôngphải là trẻ em cũng có vấn đề về thủ tục pháp lý khi mà nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùngxa không có giấy khai sinh hoặc những tài liệu khác chứng minh về độ tuổi; thủ tụcgiám định y khoa đối với trẻ em cũng còn nhiều bất cập; không ít những người tiếnhành tố tụng trong vụ án có người bị hại là trẻ em chưa được trang bị những kiến thứccần thiết về tâm sinh lý của trẻ em; việc mời người bảo vệ quyền lợi của đương sự (luậtsư) để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là trẻ em trong vụ án hình sự cũng không đơngiản, do nhận thức và cả những khó khăn về tài chính; sự tham gia của gia đình, tổ chứcxã hội vào vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em cũng có những vấn đề cần phảigiải quyết, v.v… Tất cả những vấn đề được đề cập trên đây đã gây nên những khó khăn,thiếu sót, tồn tại không nhỏ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự cóngười bị hại là trẻ em. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: Nâng cao hiệu quả công tácđiều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em là hết sức cần thiếttrong tình hình hiện nay để góp phần tích cực bảo vệ các quyền và sự phát triển bìnhthường của trẻ em. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng tình hìnhhoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sựvề các tội xâm hại trẻ em để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả côngtác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xửnhững vụ án hình sự duy nhất chỉ có người bị hại là trẻ em xảy ra từ năm 2001 đến ...

Tài liệu được xem nhiều: