Danh mục

LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 618.23 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiệu quả kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hiệu quả kinh doanh càng có ý nghĩa quan trọng đối với các NHTM và nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề cực kỳ bức xúc. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề được các NHTM đặc biệt chú trọng tại các NHTM, trong đó có Ngân hàng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang LUẬN VĂN:Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chinhánh Ngân hàng Công thương tỉnh An Giang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệu quả kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp nói chung và các ngân hàng th ương mại (NHTM) nói riêng. Trong điều kiệnkinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hiệu quả kinh doanh càng có ý nghĩaquan trọng đối với các NHTM và nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề cực kỳ bứcxúc. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề được các NHTM đặcbiệt chú trọng tại các NHTM, trong đó có Ngân hàng Công thương (NHCT) Việt Namvà Chi nhánh NHCT trên địa bàn tỉnh An Giang. Là một bộ phận của NHCT Việt Nam, sau 20 năm thành lập, Chi nhánh NHCTtỉnh An Giang đã có bước phát triển đáng kể. Tổng nguồn vốn hiện nay gấp 44 lần sovới khi mới thành lập (1988), dư nợ cho vay và đầu tư tăng gấp 62 lần. Hiệu quả hoạtđộng kinh của Chi nhánh cũng đã được nâng cao, các chỉ tiêu về lợi nhuận, hiệu suất sửdụng vốn… tăng lên đáng kể, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay. Tuy vậy, các chỉ tiêu về hiệu quả của Chi nhánh còn nhiều hạn chế, tỷ suất lợinhuận chưa cao, tăng trưởng lợi nhuận chưa vững chắc, các chỉ tiêu hiệu quả khác cònnhiều hạn chế. Trong điều kiện kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia, Chinhánh phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác, thị phần cho vay của Chi nhánh cónguy cơ bị thu hẹp, hiệu quả có nguy cơ giảm thấp và thiếu bền vững. Trước thực tế đó,việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những vấn đề mấu chốt cho sự tồn tạivà phát triển của Chi nhánh. Do vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệuquả kinh doanh tại Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang là vấn đề bức xúc, đồng thời có ýnghĩa lâu dài cả về lí luận và thực tiễn. Đó cũng là lý do chủ yếu của việc lựa chọn đềtài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh AnGiang”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có những công trình khoa học, các bàinghiên cứu đã được công bố như: - Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - thực trạngvà giải pháp, Trần Xuân Hiệu, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh, Hà Nội, 2003. - Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập, PGS.TS NguyễnThị Quy, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương ViệtNam, Lê Thị Thiên Lý, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh, Hà Nội, 2006. - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàngCông thương tỉnh An Giang, Trần Thị Thu Nguyệt, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại họckinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Trong các công trình nghiên cứu trên, vấn đề hiệu quả và nâng cao hiệu quảkinh doanh đã được tiếp cận dưới nhiều gốc độ khác nhau, chưa có công trình nào đi sâunghiên cứu một cách cụ thể về mặt lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp nâng caohiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang trong điều kiện mới. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về hiệuquả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh doanh của NHTM trong điềukiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. - Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tạiChi nhánh NHCT trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2003 đến nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn cóliên quan để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh NHCTtỉnh An Giang trong điều kiện mới. Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh của NHTM trongđiều kiện kinh tế thị trường. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánhNHCT tỉnh An Giang. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chinhánh NHCT tỉnh An Giang trong điều kiện mới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; tưtưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, kế thừamột cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan. Ngoài phương pháp luận duy vật biện chứng, việc nghiên cứu luận văn trên cơsở sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản và điển hình được sử dụng trong quátrình nghiên cứu như: phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh… để phân tích và làmrõ những vấn đề của luận văn. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Hệ thống hoá có chọn lọc một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh củaNHTM. - Đánh giá đúng thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánhNHCT tỉnh An Giang, chỉ rõ những hạn chế, trở ngại đối với việc nâng cao hiệu quảkinh doanh của NHCT và những nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất được các giải pháp thiết thực và khả thi về nâng cao hiệu quả kinhdoanh tại Chi nhánh NHCT tỉnh An Giang. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Ngân hàng thương mại và các ...

Tài liệu được xem nhiều: