Danh mục

LUẬN VĂN: Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 698.88 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 92,000 VND Tải xuống file đầy đủ (92 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay, vấn đề kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là một yêu cầu khách quan. Mục đích đặt ra là làm cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương cũng như ở địa phương thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định LUẬN VĂN:Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dântỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa(XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay, vấn đề kiện toàn tổchức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là một yêu cầu kháchquan. Mục đích đặt ra là làm cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương cũng như ở địaphương thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy địnhcủa Hiến pháp và pháp luật. Điều 119 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi quy định: Hội đồng nhân dân là cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủcủa nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địaphương và cơ quan nhà nước cấp trên[25, tr.67]. Như vậy, Hội đồng nhân dân(HĐND) vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diện choý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Bởi vậy, xây dựng HĐND các cấpcó thực quyền để đảm đương đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một yêu cầu bứcthiết hiện nay. HĐND có 2 chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng giám sát.Trong hai chức năng đó, chức năng quyết định làm nổi bật vị trí của HĐND là cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương. Thực hiện tốt chức năng quyết định là điều kiện đảmbảo để HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Vì vậy, không ítngười cho rằng chức năng cơ bản của HĐND là thay mặt nhân dân địa phương quyếtđịnh những vấn đề có liên quan đến đời sống của nhân dân địa phương. Mặc dù hiệnnay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tính chất của HĐND, nhưng theo quyđịnh của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi thì HĐND vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ởđịa phương vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhândân địa phương. Để HĐND thực hiện tốt các chức năng của mình, điều đó phụ thuộcvào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố năng lực của đại biểu HĐND là yếu tố quan trọnghàng đầu quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động nói chung của HĐND và đặc biệtnó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các nghị quyết do HĐND ban hành. Thực hiện những chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới tổ chức và hoạtđộng của HĐND, trong 20 năm đổi mới vừa qua tổ chức và hoạt động của HĐND đã cónhững chuyển biến rõ nét, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chung của công cuộc đổimới và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tuynhiên, theo đánh giá của nhiều báo cáo chính thức, tổ chức và hoạt động của HĐND ởcác cấp vẫn còn biểu hiện hình thức, chưa thực hiện tốt vai trò chức năng luật định; hiệulực hiệu quả còn thấp, thậm chí trong dư luận xã hội còn có ý kiến cho rằng HĐNDchưa có thực quyền. Xuất phát từ yêu cầu phát huy dân chủ, xây dựng Nhà n ước pháp quyền XHCNcủa dân, do dân, vì dân; xuất phát từ những yếu kém tồn tại trong tổ chức, hoạt động củaHĐND với định hướng làm thế nào để HĐND thực hiện được đúng vai trò chức năng củamình, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu toàn diện các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến tổ chức,hoạt động của HĐND. Hoạt động của HĐND có đạt chất lượng, hiệu quả hay không điều đó phụ thuộcvào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, yếu tố năng lực của đại biểu đóng vai trò quantrọng, bởi hoạt động của HĐND chính là hoạt động của bản thân các đại biểu. Tronggiai đoạn cách mạng hiện nay, khi chúng ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, người đại biểu nhân dân ngoài phẩm chất đạo đức tốt còn phải là người có nănglực, có hiểu biết về pháp luật, có trình độ nhất định về quản lý nhà nước, quản lý kinhtế, quản lý xã hội. Có như vậy, họ mới có điều kiện thực hiện tốt chức năng của mình,đặc biệt khi tham gia thực hiện chức năng quyết định. Trong các cấp HĐND thì HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng nổi bật. ởcấp này hoạt động của HĐND được thể hiện một cách bao quát và đầy đủ trên tất cả cáclĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tổchức và hoạt động của HĐND cấp tỉnh trong đó có yếu tố năng lực của đại biểu HĐNDtrong tham gia thực hiện chức năng quyết định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tìm hiểuvấn đề này của HĐND ở các cấp khác. Vì không đủ điều kiện thời gian nghiên cứu vấnđề này trên phạm vi cả nước nên tác giả lựa chọn nghiên cứu năng lực của đại biểuHĐND cấp tỉnh ở một địa phương cụ thể trong tham gia thực hiện chức năng quyếtđịnh. Hà Tĩnh là một tỉnh miền trung thuộc diện tỉnh nghèo của Việt Nam. Tỉnh HàTĩnh được tái lập từ năm 1991(tách từ tỉnh Nghệ Tĩnh cũ) trong bối cảnh cả nước bướcvào thời kỳ đổi mới, chủ trương của Đảng và nhà nước là phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần, chuyển từ cơ chế qu ...

Tài liệu được xem nhiều: