Danh mục

Luận văn nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa

Số trang: 121      Loại file: doc      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hơn 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượtbậc, toàn diện, cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởngvới tốc độ cao, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 17%/năm. Thủy sản đãtrở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, hội nhập sâu, rộng vàđạt được những thành công khá ấn tượng với nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam trởthành một trong những quốc gia mạnh về thủy sản....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn " nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa " -1- LUẬN VĂNĐỀ TÀI: Nghiên Cứu Chuỗi Cung Ứng Của Mặt Hàng Cá Tra, Cá Basa -2- MỤC LỤCLời Mở ĐầuChương 1: Cơ sở lý luậnChương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổphần Nam Việt.Chương 3: Một số biện pháp cải tiến chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranhcho Công ty Cổ phần Nam Việt. -3- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc,toàn diện, cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốcđộ cao, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 17%/năm. Thủy sản đã trở thànhmột trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, hội nhập sâu, rộng và đạt đượcnhững thành công khá ấn tượng với nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam trở thành mộttrong những quốc gia mạnh về thủy sản. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 85 loại sảnphẩm thủy sản sang 163 quốc gia với khối lượng 1,22 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt4,25 tỉ USD, trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Trong đó, sảnphẩm Tôm và Cá Tra, Cá Basa vẫn là hai sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam vớigiá trị tương ứng 1,67 tỷ USD chiếm 39,4% và 1,34 tỷ USD chiếm 31,6%. Riêng sảnphẩm Cá Tra, Cá Basa đã xuất khẩu sang 133 thị trường trên thế giới với khối lượng607,7 ngàn tấn thành phẩm.[26]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế cho thấy tầm quan trọng của sảnphẩm Cá Tra, Cá Basa đối với ngành thủy sản Việt Nam cũng như những lợi ích mà nómang lại cho nền kinh tế. Việc xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa đã góp phần tạo nên sức tăngtrưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản và hàng năm mang lại cho Nhà nước một khốilượng lớn ngoại tệ phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Nhờ những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông CửuLong đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi Cá Tra, Cá Basa. Nghề nuôi phát triển kéo theocác nhà máy chế biến cũng mọc lên ngày một nhiều. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng CáTra, Cá Basa của Việt Nam vào các thị trường như Mỹ và một số các nước thuộc khối EUcũng ngày một tăng, đến mức Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) phả i lên tiếngvề việc Cá Tra, Cá Basa gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe dọa ngành cá Catfishcủa Mỹ. Không chỉ dừng lại ở đó, Hiệp hội này còn đệ đơn lên Ủy Ban Hiệp thương Quốc -4-tế Mỹ (ITC) và Bộ thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam chống bánphá giá mặt hàng Cá Tra, Cá Basa vào Mỹ. Vụ kiện kéo dài từ năm 2002 tới năm 2006 mới kết thúc, kết quả cuối cùng cácdoanh nghiệp Việt Nam thua kiện, việc thua kiện cũng xuất phát bởi nhiều nguyên nhân.Tuy nhiên, có thể nói nguyên nhân chính là việc chúng ta nuôi và chế biến không tuântheo bất kỳ một tiêu chuẩn quốc tế nào đã gây bất lợi khi chúng ta không có cơ sở chứngminh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, cũng như những chi phí liên quan để bác bỏ lạiluận điểm cho rằng chúng ta bán phá giá. Thua kiện, các doanh nghiệp còn phải trả nhiềucái giá đắt như bị Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá theo mức thuế khác nhau , kéo theoviệc sản lượng xuất khẩu vào thị trường nước này giảm đáng kể. Cũng chính vụ kiện này đã đưa thương hiệu của Cá tra, Cá Basa đến với thị trườngthế giới nhiều hơn. Đó là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thịtrường sang các nước khác, nhưng thực tế chất lượng sản phẩm của chúng ta có thể đápứng được những yêu cầu của thị trường đó hay không? Khi mà c ó một thực trạng đángbuồn là sự thiếu hiểu biết của người nông dân trong quá trình nuôi, mỗi người nuôi theomỗi kiểu khác nhau, vai trò của các cơ quan quản lý còn mờ nhạt, sự lạm dụng thuốckháng sinh, sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng đối với mặt hàng th ủy sản,... dẫn đến chấtlượng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến không đảm bảo chất lượng.Mặt khác, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc một số doanh nghiệp chế biến vì chạytheo lợi nhuận mà có những hành vi gian lận trong kinh doanh như: lạm dụng mạ bănglàm tăng trọng lượng ảo cho sản phẩm, lạm dụng các hóa chất phụ gia để bảoquản...Phương thức làm ăn “chụp giật” này không thể tồn tại lâu dài khi mà thị trườngchúng ta hướng đến đều là những thị trường khó tính. Do đó, các doanh nghiệp xu ất khẩucần có tầm nhìn và chiến lược lâu dài, phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe từ đối tác.Tức là, sản phẩm của chúng ta phải hoàn toàn sạch và không có dư lượng hóa chất, khángsinh bị cấm, có nguồn gốc rõ ràng… Vậy làm thế nào để phát triển một cách bền vững? làm thế nào để nâng cao vị thếdoanh nghiệp mình trên trường quốc tế khi mà việc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt?làm thế nào để các doanh nghiệp yên tâm về nguồn nguyên liệu luôn ổn định trước những -5-biến động về giá cả của thị trường? Tác giả cho rằng, đây là nỗi trăn trở của nhiều chủdoanh nghiệp. Trên thực tế, chìa khóa cho thành công trong kinh doanh toàn cầu ngày nay đềuliên quan tới cụm từ “Chuỗi cung ứng” – đây chính là câu trả lời cho những câu hỏi trêndành cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam. Chỉ khinào chúng ta áp dụng chuỗi cung ứng trong nuôi, chế biến và xuất khẩu thì khi đó chúngta mới yên tâm về tương lai của Cá Tra, Cá Basa và sự phát triển của các doanh nghiệp.Bởi lẽ, trong chuỗi có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhà nuôi, nhà chế biến và nhàphân phối. Điều này giúp các doanh nghiệp có được nguồn cung cấp hàng hóa, nguyênvật liệu đảm bảo chất lượng, có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng như cóđược kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định, tránh được tình trạng tồn kho thành phẩm quá nhiềuhoặc q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: