Thông tin tài liệu:
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được tăng cường đầu tư và phát triển phù hợp chung trong nền kinh tế của đất nước. Công ty May 10 cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam là một trong những công ty may hàng đầu của Việt Nam. Ra đời từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp chuyên sản xuất hàng may mặc phục vụ quân đội. Ngày nay mặt hàng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Nghiên cứu hệ điều khiển của máy khử độ co vải Luận vănNghiên cứu hệ điều khiển của máy khử độ co vải - 1 - CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY KHỬ ĐỘ CO VẢI1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ CÓ THIẾT BỊ Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được tăngcường đầu tư và phát triển phù hợp chung trong nền kinh tế của đất nước. Công tyMay 10 cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất vàgia công hàng may mặc thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam là một trong nhữngcông ty may hàng đầu của Việt Nam. Ra đời từ những ngày đầu của cuộc khángchiến chống Pháp chuyên sản xuất hàng may mặc phục vụ quân đội. Ngày nay mặthàng chủ yếu của công ty là sơ mi cao cấp phục vụ nhân dân trong nước và xuấtkhẩu. Từ năm 2004 để đa dạng hoá sản phẩm của mình công ty đã đầu tư xây dựng2dây chuyền sản xuất hàng comple. Địa điểm chính của Công ty May 10 hiện naynằm tại km 5 quốc lộ 5 trên đường Hà Nội đi Hải Phòng. Tại đây Công ty có 5 xínghiệp thành viên trong đó 3xí nghiệp chuyên sản xuất sơ mi và 2xí nghiệp maycomple sử dụng trên 25000 máy móc các loại với khoảng 5000 công nhân. Ngoài rađể tạo công việc cho các lao động tại tỉnh xa công ty đã liên doanh với các tỉnh đểxây dựng các xưởng may tại đây như: tỉnh Thái Bình có 3 xí nghiệp may, tỉnh NamĐịnh 1 xí nghiệp, thành phố Hải Phòng 1xí nghiệp, tỉnh Thanh Hoá 1xí nghiệp, tỉnhQuảng Bình 1xí nghiệp. Để ra được một sản phẩm may có chât lượng cao ngoài yếutố con người ra thì máy móc thiết bị là một yếu tố không thể thiếu. Phù hợp trongquá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nên máy móc và thiết bị củacông ty được đầu tư trong những năm gần đây là bán tự động và tự động chủ yếu sửdụng linh kiện điện tử.1.2. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MAY ÁO Tại Công ty cổ phần May 10 để phù hợp với cách quản lý của một công ty cổphần với các xí nghiệp thành viên và các phòng ban phục vụ; trong một xí nghiệpđược chia thành các khu vực như sau: +Khu vực cắt. +Khu vực may. +Khu vực là, hoàn thiện và đóng gói. Mỗi khi có một mã hàng mới thì phòng kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu đểthiết kế ra mẫu, thử nghiệm và tìm ra các thông số kỹ thuật của nó. Với mẫu này vảitừ kho được đưa đến tổ cắt và được cắt thành các chi tiết nhỏ theo mẫu, các mẫunày được gọi là mẫu bán thành phẩm. Mẫu bán thành phẩm này được chuyển đếnkhu vực may, tại đây các công nhân được tạo thành dây chuyền may ghép các mẫunày lại để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh theo đúng các thông số mà kỹ thuậtđưa ra. Khi đã có được sản phẩm hoàn chỉnh sản phẩm này được bộ phận KCS kiểmtra lại theo các chỉ tiêu kỹ thuật mà phòng kỹ thuật đưa ra. Khi sản phẩm được kiểm - 2 -tra đạt tùy từng loại vải và mã hàng mà sản phẩm có thể được đem đi giặt. Sảnphẩm sau đó được chuyển tới khu vực là; tuỳ từng loại sản phẩm mà có yêu cầucông nghệ và kỹ thuật là khác nhau. Có hai công nghệ là hay được sử dụng là côngnghệ là thổi và công nghệ là ép. Công nghệ là thổi là sử dụng hơi nóng có áp suất đểthổi vào sản phẩm, sau đó dùng hơi khí nén hoặc hút chân không để làm khô sảnphẩm. Công nghệ này được sử dụng để là sản phẩm comple. Công nghệ là ép là sửdụng hai bục ép nóng và cốt của sản phẩm; sản phẩm cần là được khoác vào cốt sauđó hai bục ép nóng được ép vào sản phẩm với một lực nhất định (để tạo lực ép nàythường sử dụng lực của hơi khí nén thông qua xilanh). Công nghệ này thường đượcsử dụng để là sơ mi. Khi sản phẩm được là xong sẽ được đem đi gấp và đóng góisau đó nhập kho.1.3. YÊU CẦU CỦA CÔNG NGHỆ Thông thường các loại vải mới sau khi mang đi giặt, là sẽ xảy ra hiện tượng cohoặc dãn, tuỳ từng loại vải mà có sự co dãn nhiều hay ít. Chính vì vậy ngưòi kỹthuật khi thiết kế luôn phải tính toán đến sự co dãn này để tránh cho sản phẩm saukhi sản xuất ra đem đi giặt sẽ không đạt yêu cầu. Phương pháp đơn giản nhất để tìmđược độ co dãn của vải mà người ta thường áp dụng là chọn một mẫu vải có kíchthước nhất định và đem đi giặt, sấy khô và là với đầy đủ các yếu tố giống như sảnphẩm được sử dụng trong thực tế. Sau đó mẫu vải này được kiểm tra lại và so sánhvới kích thước ban đầu từ đó có thể tính toán được độ co dãn của loại vải đó.Phương pháp này chỉ áp dụng được với những loại vải có độ co dãn ít nếu với loạivải có độ co dãn lớn thì không thể tính toán được một cách chính xác dẫn đến sảnphẩm đến tay người tiêu dùng sau khi giặt sẽ không còn đẹp. Đặc biệt, với sản phẩmlà comple với chất vải có độ co dãn lớn như len, dạ…và đặc biệt là yêu cầu khôngđược co dãn khi giặt là. Với những loại vải này trước khi đem vào để may khôngcòn cách nào khác là phải giặt trước. Điều này vấp phải một vấn đề là như thế thìkhối lượng vải cần giặt lớn, tốn kém dẫn đến đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Chínhvì vậy một loại máy chuyên dùng để xử lý độ co vải ra đời. Máy này phải tạo rađược tất cả các yếu tố giống như trong điều kiện thực tế mà sản phẩm đựơc sử dụng ...