Danh mục

LUẬN VĂN: Nhân vật Chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa

Số trang: 117      Loại file: pdf      Dung lượng: 802.57 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghệ thuật Chèo đã hiện hữu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp thế hệ; không phải một hai thế kỷ mà nhiều thế kỷ; không phải một hai nơi mà khắp cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nó là kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, là công trình sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ, là khát vọng về tự do, công bằng và lý tưởng nhân văn hướng tới chân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Nhân vật Chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa LUẬN VĂN: Nhân vật Chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa mở đầu 1. Tính cấp thiết của luận văn Nghệ thuật Chèo đã hiện hữu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp thế hệ; không phải một hai thế kỷ mà nhiều thế kỷ; không phải một hai nơi mà khắp cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nó là kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, là công trình sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ, là khát vọng về tự do, công bằng và lý tưởng nhân văn hướng tới chân - thiện - mỹ. Từ thập kỷ văn hóa những năm 80 của thế kỷ XX, người ta thường nhắc đến văn hóa như là một động lực để phát triển xã hội và đòi hỏi ở tất cả các lĩnh vực của đời sống của hoạt động con người một chất lượng, một trình độ văn hóa hay nói đúng hơn là trên mọi lĩnh vực đều cần có một sự đòi hỏi được văn hóa hóa. Vấn đề bản lĩnh, bản sắc của mỗi dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập của mỗi quốc gia vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI này, không phải là vấn đề gì khác, xa lạ với việc nhận thức được đầy đủ các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo của mỗi nước. Nghệ thuật Chèo - một thực thể văn hóa dân tộc không chỉ là đối tượng nghiên cứu của văn học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn: âm nhạc học, vũ đạo học, dân tộc học, đạo đức học, nghệ thuật học… Vẻ đẹp của hình tượng, hình ảnh của tư duy sáng tạo đậm chất dân gian, những vấn đề xã hội - đạo đức tình cảm thường được gửi gắm trong mỗi vở Chèo. Tìm hiểu nhân vật Chèo, ta có thể khám phá cả lời ăn tiếng nói của nhân dân, những tri thức về phong tục tập quán, về những ứng xử đạo đức tinh thần… đến cả những dấu ấn của tính thời đại, cấu trúc thôn xã, những quan hệ chính trị - kinh tế - văn hóa. Có thể nói, sân khấu dân tộc nói chung và nghệ thuật Chèo nói riêng đều được sáng tạo theo quy trình sáng tạo văn hóa, và đến lượt nó, nó lại là cơ sở để chuyển tải các giá trị văn hóa, là phương tiện lưu giữ văn hóa truyền từ đời này sang đời khác. Tìm về đặc sắc của văn hóa dân tộc không phải chỉ để bồi dưỡng lòng tự hào, không phải chỉ là để kế thừa theo lối lấy, bỏ, thêm, bớt, mà còn để phát huy tiềm năng sáng tạo, giải phóng sức sáng tạo. Về mặt này, thì khi đi tìm hiểu nhân vật Chèo truyền thống dưới góc nhỡn văn hóa, ta sẽ thấy rõ thiên hướng, mục tiêu, cung cách sáng tạo đã bộc lộ trong quá khứ - có phần là mặt mạnh, có phần là điểm yếu - từ đó giúp chúng ta những kinh nghiệm trên bước đường bảo tồn và phát huy Chèo hiện đại trong tương lai. Thực tế hơn một nửa thế kỷ qua, đã có một sân khấu Chèo hiện đại kế thừa và phát huy truyền thống, tuy nhiên, chưa thực sự có nhiều đỉnh cao và vẫn chưa có được những mô hình vở diễn mẫu mực. Và hơn nữa, sự thiếu vắng khán giả vẫn đang là căn bệnh trầm kha của ngành sân khấu nói chung và ngành Chèo nói riêng… Bởi vậy nên việc tìm hiểu giá trị văn hóa tự thân của nghệ thuật Chèo thực sự trở nên cần thiết. Nó có thể đánh giá lại (hoặc phát triển thêm) những giá trị văn hóa truyền thống để làm điểm tựa tinh thần cho sự phát triển. Trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội, Chèo cần phải đổi mới sáng tạo, nhưng để sáng tạo cách tân đạt được hiệu quả mong muốn thì ngoài việc nhận thức đúng, quan điểm đúng, cần phải có một bản lĩnh văn hóa vững vàng. Là người đã từng theo dõi thực tế nghệ thuật Chèo nhiều năm, lại đã từng thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trên sân khấu Chèo truyền thống, tôi nhận thấy rất rõ rằng, cần phải tiếp cận hiện t ượng Chèo từ góc nhìn văn hóa mới có khả năng đi sâu thấu hiểu, thâm nhập vào ý nghĩa bên trong và các giá trị đích thực của đối tượng nghiên cứu (Chèo). Tìm hiểu các hiện tượng cấu thành của Chèo như những chỉnh thể, đồng thời chỉ ra được mối quan hệ nhân quả và các chức năng của hiện tượng văn hóa Chèo để từ cơ sở đó đi sâu vào những tác nhân kích thích sự phát triển của nghệ thuật Chèo trong xã hội hiện đại. Bởi thế, việc nghiên cứu nghệ thuật Chèo dưới góc nhìn văn hóa là một việc làm hết sức cần thiết đến cấp thiết. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu của luận văn 2.1. Đề cập đến vấn đề nhân vật Chèo, tuy chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống và toàn diện, nhưng trong hầu hết các công trình nghiên cứu của các giáo sư, các nhà nghiên cứu đầu ngành của làng Chèo như: GS. Trần Bảng, PGS. Hà Văn Cầu, nhạc sĩ Hoàng Kiều, TS. Trần Đình Ngôn, PGS. Trần Trí Trắc... đều khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân vật Chèo. 2.2. Một số công trình nghiên cứu lý luận có giá trị về Chèo cũng đã có phần nào đứng từ góc nhìn văn hóa. Đáng kể nhất là các công trình: Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc của GS. Trần Bảng. Dù là một tác phẩm nghiên cứu mang tính khái luận về Chèo, về các vấn đề lý luận cơ bản của nghệ thuật Chèo, nhưng khi đề cập đến vấn đề Chèo - tiếng nói tâm hồn dân tộc - ông cũng khẳng định: Có thể nói rằng, thuộc về một loại sân khấu tổng thể (theatre total) nghệ thuật Chèo đã hội tụ ở nơi mình tinh hoa của cả nền văn hóa gốc gác lâu đời của lưu vực sông Hồng. Xuất phát từ một nghệ thuật dân gian, Chèo đã nhanh chóng phát triển và phổ biến rộng rãi để trở thành một sân khấu dân tộc mang màu sắc đa dạng của từng chiếng Chèo khác nhau: Chèo Đông, Chèo Đoài, Chèo Kinh Bắc, Chèo Sơn Nam... [5, tr. 6]. Hoặc trong một loạt những chuyên luận nghiên cứu với chủ đề Đi tìm bản sắc dân tộc trong Chèo từ góc nhìn v ăn hóa, nghiên cứu về Thi pháp Chèo dưới sức ép thẩm mỹ của ý đồ giáo huấn đạo đức, PGS Tất Thắng cũng có những đóng góp đáng kể trong việc chỉ ra những bản sắc dân tộc trong việc xây dựng các nhân vật nữ, trong ngôn ngữ Chèo, trong các yếu tố Trò, hoặc cụ t ...

Tài liệu được xem nhiều: