Danh mục

LUẬN VĂN: Những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số trang: 99      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng, Nhà nước cũng như của các chính quyền địa phương là phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân. Muốn phát triển kinh tế và tạo việc làm thì phải huy động được vốn, phát triển hệ thống doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, giữ vai trò quyết định là vốn trong nước, trong đó nguồn vốn quan trọng là từ nhân dân. Làm thế nào thu hút được vốn đầu tư trong nước từ nhân dân để phát triển kinh tế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum LUẬN VĂN:Những giải pháp hỗ trợ của Nhà nướcnhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng, Nhà nước cũng nhưcủa các chính quyền địa phương là phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân.Muốn phát triển kinh tế và tạo việc làm thì phải huy động được vốn, phát triển hệ thốngdoanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, giữ vai trò quyết định là vốn trong nước, trong đónguồn vốn quan trọng là từ nhân dân. Làm thế nào thu hút được vốn đầu tư trong nước từ nhân dân để phát triển kinh tế vàtạo việc làm là đề tài đã được nhiều người nghiên cứu. Nhiều chính sách của Nhà nước cũngđã được ban hành để giải quyết hai vấn đề trên, song kết quả còn nhiều hạn chế. Số vốntrong nước huy động được, số doanh nghiệp được thành lập, số việc làm đã được tạo ra tuyngày càng nhiều nhưng vẫn bất cập so với khả năng tiềm tàng trong dân cư, so với yêu cầu pháttriển của đất nước và nhu cầu việc làm ngày càng tăng của người lao động. Đối với tỉnh Kon Tum, một trong những vấn đề nổi cộm là số doanh nghiệp đượcthành lập còn ít so với dân số đô thị, số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng quy mô,tăng thêm vốn và lao động cũng chưa nhiều. Hiện nay, đại bộ phận các doanh nghiệp ở tỉnhKon Tum là doanh nghiệp nhỏ và vừa, là loại hình doanh nghiệp được đánh giá là có quymô tổ chức kinh doanh thích hợp, có nhiều ưu thế về tính năng động, linh hoạt, thích ứngnhanh với yêu cầu của thị trường và là phương tiện rất hiệu quả trong việc huy động vốnđầu tư trong nước và tạo việc làm cho người dân. Việc khuyến khích thành lập và phát triểncác doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết, phù hợp với điều kiện về vốn, về công nghệ vàtrình độ quản lý của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh trongnhiều năm qua còn chậm và chưa ổn định. Điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó khăncủa bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng;mặt khác tỉnh cũng chưa có các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là chưatriển khai thực hiện tốt trên thực tế những chính sách, giải pháp đã đề ra. Để góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địabàn tỉnh nhằm huy động tối đa tiềm năng về vốn, lao động, tài nguyên, cần thiết phải làm rõthực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh và các biện pháp chính sách hỗ trợ cho cácdoanh nghiệp này, qua đó đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ thành lập vàphát triển có hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Kon Tum. Vì vậy, tôi chọnđề tài luận văn thạc sỹ với tiêu đề: Những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được nghiên cứu từ lâu và đãđược các chính phủ ứng dụng thành công trong việc phát triển kinh tế xã hội của nước mình.Ở Việt Nam, thời gian gần đây (trong thời kỳ đổi mới) vấn đề này mới được quan tâm đúngmức. Đã có những công trình nghiên cứu về mặt lý luận, về mặt tổng kết và cũng có nhữngcông trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, HồChí Minh, Bình Dương... Tuy nhiên trước tình hình phát triển mới của đất nước, trước sựthay đổi nhanh chóng của cơ chế quản lý và chính sách phát triển, luôn đòi hỏi phải nghiêncứu cập nhật các vấn đề về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với Kon Tum,chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa và vai tròcủa doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của một địa phương. - Đánh giá đúng thực trạng và nêu ra được những hạn chế, những nguyên nhân cản trởviệc thành lập và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Luận chứng, đề xuất những giải pháp chủ yếu và kiến nghị với Trung ương, với tỉnhvề cơ chế, chính sách chung và những biện pháp của tỉnh để có thể hỗ trợ một cách có hiệuquả nhất cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Kon Tum trongnhững năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các biện pháp chính sách của Nhà nước cấptỉnh. Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và những khó khăn, vướng mắccủa nó trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian, khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Kon Tum. + Về thời gian, nghiên cứu các số liệu, văn bản hỗ trợ thành lập và phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa trong thời gian 5 năm (2001-2005) + Đề xuất các ...

Tài liệu được xem nhiều: