Danh mục

LUẬN VĂN: Phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Thái Bình

Số trang: 134      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.00 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 134,000 VND Tải xuống file đầy đủ (134 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, giúp chúng ta đi tắt, đón đầu, tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác, đó là đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đậi hoá đất nước. Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Thái Bình LUẬN VĂN: Phân tích chiến lược và một sốgiải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Thái Bình phần mở đầu 1- Tính cấp thiết của đề tài. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnhđạo. Nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, xây dựng cơ sởvật chất cho chủ nghĩa xã hội, giúp chúng ta đi tắt, đón đầu, tránh được nguy cơ tụt hậuxa hơn về kinh tế so với các nước khác, đó là đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đậi hoáđất nước. Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá và hiệnđại hoá đất nước là công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp và các làng nghề.Đây là một trong những nét đặc trưng về truyền thống kinh tế, văn hoá của xã hội của nôngthôn Việt Nam. Sự phát triển kinh tế làng nghề gắn liền với ngành nghề truyền thống, vớitrung tâm cụm, xã có các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phi nôngnghiêp. Theo đường lối chiến lược đó các làng nghề là một thực thể kinh tế ở nông thôn, làcầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thốngvà hiện đại, là một bộ phận, là một nấc thang phát triển quan trọng trong quá trình côngnghiệp hoá nông thôn. Việc đẩy mạnh các phát triển các làng nghề nói riêng và ngành nghề nông thôn nóichung có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp và tiếntới xoá bỏ đói nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọngnông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ... Tuy nhiên sự phát triển của các làng nghề, ngành nghề nông thôn đã trải qua nhữngbước thăng trầm, có nhiều làng nghề đã tồn tại và phát triển khá mạnh, đồng thời còn lantoả sang các khu vực lân cận, tạo nên các cụm làng nghề, dần dần xuất hiện sự phân côngchuyên môn hoá. Ngược lại có những làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khókhăn, thậm chí đã và đang bị mai một. Chính vì thế việc thúc đẩy và khôi phục phát triểnkinh tế làng nghề trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Đây là việc làm phù hợpvới đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, diện tích chật hẹp, dân số đông, tỷ lệ laođộng nông thôn lớn. Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đ ại hoá nông nghiệp nôngthôn, một trong số những trọng tâm cần tập trung đ ầu t ư để tạo r a bư ớc đ ột phá vềt ăng trưởng kinh tế là phát triển mạnh mẽ nghề và làng nghề. Đ ây c ũng là một thếmạnh của tỉnh cần phải duy trì và phát triển, đúng theo tinh th ần Nghị quyết Đạih ội Đ ảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI đ ã đ ề ra. Thời gian vừa qua đã có một số đề tài nghiên cứu về kinh tế làng nghề ở các phạm vikhác nhau, từng vùng hay từng tỉnh và nghiên cứu trên những khía cạnh, giác độ khácnhau. Song việc vận dụng các vấn đề lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường, việc áp dụng các mô hình phân tích chiến lược vào việc định hướng vàphát triển kinh tế làng nghề thì chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống. Mặt kháctrong bối cảnh hiện nay chúng ta đang tăng tốc để thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tếso với các nước, chủ động hội nhập khu vực và toàn cầu. Việc nghiên cứu các giải pháp đểphát triển công nghiệp nông thôn nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng cần được tiếptục. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “Phân tích chiến lược và mộtsố giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Thái Bình”. 2- Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về làng nghề, một số vấn đề về xây dựngchiến lược kinh doanh. - áp dụng một số mô hình phân tích chiến lược vào việc định hướng phát triển vàtìm giải pháp cho khu vực kinh tế làng nghề. - Tổng quan kinh nghiệm về xây dựng chiến lược của một số đơn vị, tổ chức nhằmrút ra những kết luận đối với việc phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình. - Qua việc khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng làng nghề ở tỉnh Thái Bình và cácnhân tố tác động đến nó để qua đó thấy được những vấn đề cần giải quyết. - Nghiên cứu, đề xuất một số quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằmthúc đẩy phát triển và khôi phục kinh tế làng nghề ở Thái Bình trong thời gian tới. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tếlàng nghề của tỉnh Thái Bình. Làng nghề ở đây bao gồm cả làng nghề truyền thống vàlàng nghề mới. - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu phương hướng và các biện phápchiến lược từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể về kinh tế, tổ chức, cơ chế chính sách nhằmphát triển làng nghề ...

Tài liệu được xem nhiều: