Danh mục

LUẬN VĂN: phân tích cụ thể những giải pháp đầy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 653.57 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến lược mở cửa để đưa dần nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cách đây hơn 13 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chính sách mở cửa là (chủ trương) những giải pháp thu hút FDI, đặc biệt quan trọng là chính sách, các giải pháp nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Thu hút...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: phân tích cụ thể những giải pháp đầy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI LUẬN VĂN:phân tích cụ thể những giải pháp đầy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chiến lược mở cửa để đưa dần nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tếkhu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cách đây hơn13 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chính sách mở cửa là (chủ trương)những giải pháp thu hút FDI, đặc biệt quan trọng là chính sách, các giải pháp nhằmthu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có vai trò then chốt trong chiếnlược phát triển kinh tế của Việt Nam. Thu hút FDI vào lĩnh vực phát triển hàng xuất khẩu không chỉ nhằm tăng thêmvốn đầu tư phát triển sản xuất mà còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người laođộng, cung cấp cho nước nhà những máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ tiêntiến, sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng cao, góp phần tăng kim ngạch xuấtkhẩu của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần ổn định nền tài chính tiền tệquốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển… Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút FDI vàolĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triểnnền kinh tế Việt Nam trước thềm thế kỳ 21. Đồng thời cũng là nhân tố quan trọng đểđưa đất nước ta từ một quốc gia nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp,để đưa chủ trương của Đảng ta xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội côngbằng văn minh sớm trở thành hiện thực. 2. Mục đích của đề tài. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá khái quát và phân tích tổng thể về đặcđiểm, xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu củaViệt Nam. Nghiên cứu thực trạng, xác định tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Namnói chung và của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nói riêng. Từ nội dung nghiêncứu về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xuất khẩu hàng hoá để rút ranhững bài học thực tiễn góp phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển hàng xuất khẩucủa nước nhà. Qua đây làm sáng tỏ quá trình thu hút có kết quả FDI tại Việt Nam. Đề án phân tích cụ thể những giải pháp đầy mạnh hoạt động xuất khẩu củacác doanh nghiệp FDI. Qua đó nhằm đưa ra những đề xuất phát triển cho các doanhnghiệp FDI tại Việt Nam trong thời gian tới. 3. Kết cấu của đề án. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo … đề án gồm 3phần. Phần I: Lý luận chung về xuất khẩu và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoàiđối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Phần II: Thực trạng thực hiện xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI tại ViệtNam thời gian vừa qua. Phần III: Một số giải pháp trong việc đầy mạnh xuất khẩu của các doanhnghiệp FDI tại Việt Nam trong thời gian tới. Nội dung Phần I: Lý luận chung về xuất khẩu và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá. I. Vai trò xuất khẩu đối với nền kinh tế. 1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ của nướcnày đối với nước khác và ngoại tệ được lấy làm phương tiện thanh toán. Sự mua bántrao đổi này là hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lấn nhauvề kinh tế giữa người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia là cần thiết vì lý do cơ bản là khaithác được lợi thế so sánh của các nước xuất khẩu và mở ra tiêu dùng trong nước xuấtkhẩu. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế cóđiều kiện không gian và thời gian . Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà nócó một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bêntrong và bên ngoài. Song hoạt động mua bán ở đây có những sự khác biệt phức tạphơn mua bán trong nước, các chủ thể thực hiện hành vi mua bán có các quốc tịchkhác nhau và hàng hoá để mua bán được tới một quốc gia khác. Một thực tế cho thấy một quốc gia cũng như một cá nhân không thể sốngriêng lẻ tự cung tự cấp mà có thể đầy đủ. Nền thương mại quốc tế có tính chất sốngcòn cho phép đa dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng để có số lượng nhiều hơn, chấtlượng cao hơn, có thể tiêu thụ cùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nướccao hơn khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì phạm vi chuyên môn hoá ngàycàng tăng, số sản phẩm dịch vụ phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ngàymột nhiều hơn, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tăng lên. Nóicách khác, chuyên môn hoá thúc đầy nhu cầu mậu dịch và ngược lại, một quốc giakhông thể chuyên môn hoá sản xuất nếu không có hoạt động trao đổi mua bán vớiquốc gia ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: