Danh mục

LUẬN VĂN: Phân tích, đánh giá quá trình quản lý hoạt động marketing của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà giai đoạn 2000-2004

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 876.61 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được hơn một thập kỷ. Đó là một quãng thời gian tuy chưa dài nhưng nền kinh tế nước ta đã thật sự khởi sắc, thu được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trong nước đang nỗ lực, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Quá trình hội nhập tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phân tích, đánh giá quá trình quản lý hoạt động marketing của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà giai đoạn 2000-2004 LUẬN VĂN:Phân tích, đánh giá quá trình quản lý hoạtđộng marketing của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà giai đoạn 2000-2004 đặt vấn đề Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đãđược hơn một thập kỷ. Đó là một quãng thời gian tuy chưa dài nhưng nền kinh tế nước tađã thật sự khởi sắc, thu được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Tất cả cácngành nghề, lĩnh vực kinh tế trong nước đang nỗ lực, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hộinhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Quá trình hội nhập tạo ra cho các doanh nghiệpnhiều cơ hội mới, đồng thời cả những thách thức mới. Các doanh nghiệp nước ta hiện nayđang hoạt động trong một môi trường kinh doanh đầy biến động. Các nhà kinh doanhđang phải đối mặt với nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thường xuyên biến đổi và mức độcạnh tranh gay gắt. Vậy con đường nào để giúp các doanh nghiệp nước ta tồn tại và pháttriển được trong cơ chế thị trường nghiệt ngã như hiện nay. Cách duy nhất là các doanhnghiệp phải thích ứng với thị trường, điều hành được hoạt động của doanh nghiệp theođịnh hướng thị trường thật sự. Ngành Dược Việt Nam hiện nay cũng nằm trong bối cảnh kinh tế trên. Từ đầunhững năm 90 đến nay, ngành Dược đã có nhiều chuyển biến to lớn. Từ chỗ khan hiếmthuốc, thiếu thuốc chúng ta đã cung ứng đủ thuốc, đáp ứng nhu cầu điều trị của nhân dân.Ngành Dược đã có mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên toàn quốc cùng với sự tham giacủa đa dạng các thành phần kinh tế: công ty dược quốc doanh, công ty dược nhà nước cổphần hoá, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty dược phẩm liên doanh, các hộ tư nhân,các công ty dược nước ngoài…Tính đến thời điểm hiện nay, ở nước ta có khoảng 350công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm khiến cho thị trườngDược Việt Nam sôi động, phong phú nhưng cạnh tranh cũng rất quyết liệt. Điều đó đòihỏi các doanh nghiệp Dược muốn tồn tại và phát triển phải thích ứng nhanh với môitrường kinh doanh, nắm bắt cơ hội thị trường, định hướng và vận dụng các chiến lượcmarketing sáng tạo và linh hoạt. ở các nước phát triển, việc tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh theo quanđiểm marketing đã được nghiên cứu và vận dụng một cách phổ biến và rộng rãi. Tuynhiên, ở Việt Nam, các khái niệm này còn tương đối mới mẻ cả về lý luận và áp dụngtrong thực tiễn. Để góp phần tìm hiểu thực tế và đánh giá khả năng quản lý hoạt độngmarketing của doanh nghiệp Dược Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích, đánh giá quá trình quản lý hoạt động marketing của Công ty Cổ PhầnDược Phẩm Nam Hà giai đoạn 2000-2004 ” với các mục tiêu sau: 1. Phân tích, đánh giá nguồn lực của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà giai đoạn 2000-2004. 2. Phân tích các hoạt động quản lý marketing của Công ty Cổ Phần D ược Phẩm Nam Hà giai đoạn 2000-2004. 3. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động marketing của Công ty. Phần 1. tổng quan1.1. Tổng quan về quản lý1.1.1. Khái niệm Lý luận quản lý một cách khoa học đã ra đời ở Mỹ vào đầu thế kỷ XX, và ngườiđược mệnh danh là cha đẻ của lý luận này là Frederick Winslow Taylor. Từ đó trở đi cáccông trình nghiên cứu, tổng kết về quản lý không ngừng xuất hiện. Hàng loạt vấn đề củaquản lý được phát hiện, phân tích và hệ thống hoá, khoa học hoá. Lý luận về quản lý hìnhthành và soi sáng cho thực tiễn để rồi lại phát triển nhanh hơn trên cơ sở tổng kết thựctiễn phong phú và sống động [29]. Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nh ưng giữa các cách hiểu này vẫn cónhững điểm chung nhất. Đứng trên quan điểm chung đó có thể hiểu: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạtmục tiêu đã vạch ra trong những điều kiện biến động của môi trường [1], [10].Như vậy: - Quản lý là một quá trình, trong đó có sự tham gia của chủ thể quản lý và đốitượng quản lý. - Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý và đối tượng quản lý phảitiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. - Quản lý gắn chặt với thông tin.Các đặc điểm này được thể hiện ở sơ đồ sau: Ch ủ th ể quản Khách Mục th ể tiêu quản lý Đối tượng quản Hình 1.1. Sơ đồ logic của khái1.1.2. Vai trò quản lý Quản lý cần thiết đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, từ mỗi đơn vị sảnxuất-kinh doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân; từ mỗi gia đình, một đơn vị dân cưđến một đất nước và những hoạt động trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Có thể nhậnthức được vai trò rất to lớn của quản lý như sau: - Quản lý giúp các tổ chức và thành viên của nó thấy rõ mục tiêu và hướng đi củamình. Quản lý sẽ phối hợp thị trường tất cả các nguồn lực của tổ chức thành một chỉnhthể, tạo nên tính trồi để thực hiện mục đích của tổ chức với hiệu quả cao. - Quản lý giúp các tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắt tốt hơn các cơhội, tận dụng hết các cơ hội và giảm bớt các yếu tố nguy cơ [10]. Ngành Dược, với chức năng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân thì vấn đềquản lý phải được đặt lên hàng đầu.1.1.3. Chức năng của quản lý Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau. Nhữngloại công việc quản lý này gọi là chức năng quản lý. Có nhiều ý kiến khác nhau về sựphân chia các chức năng quản lý. Vào những năm 1930, Gulick và Urwich đã nê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: