Danh mục

Luận văn: Phân tích tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam (1997-2006) và dự báo đến 2010

Số trang: 38      Loại file: doc      Dung lượng: 672.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 38,000 VND Tải xuống file đầy đủ (38 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Phân tích tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam (1997-2006) và dự báo đến 2010" gồm các nội dung chính là: Những vấn đề lí luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam, phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam (1997-2006),...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Phân tích tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam (1997-2006) và dự báo đến 2010 LỜI NÓI ĐẦU Công cuộc đổi mới của nước ta đã trãi qua chặng đường hơn 20 năm. Dưới sự  lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, với chủ trương thực hiện công nghiệp hoá ­ hiện đại  hoá, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi phương diện: kinh tế, văn  hoá, chính trị, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ  như  hiện nay, Việt Nam không  nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Công nghiệp hoá là con đường tất yếu để đưa đất nước ta   phát triển. Công nghiệp hoá có vai trò hết sức quan trọng được Đảng ta xác định là   nhiệm vụ  trọng tâm của cả  thời kỳ  quá độ  lên chủ  nghĩa xã hội. Thực chất của công  nghiệp hoá là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp có kỷ thuật công nghệ hiện đại,   cơ cấu kinh tế hợp lý. Vì vậy để Việt Nam  trở thành nước công nghiệp vào năm 2020  thì nhu cầu về  vốn   cho đầu tư  phát triển là rất quan trọng và cần thiết. Một trong  những nguồn để  hình thành nguồn vốn đầu tư  đó là vốn đầu tư  trực tiếp nước ngoài  (FDI). Nghị  quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  IX của Đảng ta đã khẳng định:   kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền   kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa  ở  nước ta , được khuyến khích   phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư  trực   tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn  lực trong   nước, mở  rộng hợp tác kinh tế  quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ  sự   nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước Hoạt động đầu tư  trực tiếp nước ngoài  ở  nước ta nói chung và tỉnh Quảng Nam   nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần tích cực vào việc thực hiện  những mục tiêu kinh tế  ­ xã hội. Đầu tư  trực tiếp nước ngoài đã trở  thành một trong   những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư  phát triển; có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch   cơ  cấu kinh tế  theo hướng công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá; mở  ra nhiều ngành nghề,  sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ  công nghệ; mở  rộng thị  trường   xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới; mở  rộng quan hệ  kinh tế  đối ngoại và chủ  động hội nhập kinh tế thế giới. Với ý nghĩa, tác dụng của đầu tư nước ngoài đến sự phát triển kinh tế ­ xã hội cả  nước nói chung và Quảng Nam nói riêng; Từ  đó chúng tôi chọn đề  tài   PHÂN TÍCH  TÌNH  HÌNH VỐN   ĐẦU   TƯ   TRỰC   TIẾP  NƯỚC  NGOÀI  VÀO TỈNH  QUẢNG  NAM (1997­2006) VÀ DỰ BÁO ĐẾN 2010. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ  LÍ  LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC  NGOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XàHỘI TỈNH  QUẢNG NAM  1.1 Những vấn đề lí luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI): 1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư  trực tiếp nước ngoài (FDI) là những khoản đầu tư  do các tổ  chức kinh   doanh và cá nhân nước ngoài đưa vốn vào một nước để  sản xuất kinh doanh hoặc góp   vốn liên doanh với các tổ chức và cá nhân trong nước theo các quy định của luật đầu tư  nước ngoài của nước sở tại. 1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đối với mỗi dự án đầu tư, bên nước ngoài phải đóng góp một số  vốn tối thiểu.   Mức đóng góp tối thiểu là bao nhiêu tuỳ  theo qui định của luật đầu tư  từng nước.   Chẳng hạn, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qui định chủ đầu tư nước ngoài phải  đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, tỷ lệ này ở Mỹ là 10%. Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lí và điều hành dự án mà họ bở vốn  ra   đầu tư. Quyền quản lí doanh nghiệp tuỳ  thuộc vào tỉ  lệ góp vốn của chủ đầu tư  trong  vốn pháp định của dự án. Nếu chủ đầu tư góp 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh  nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư  nước ngoài  và cũng do họ  quản lí toàn  bộ. Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên  theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại. 1.1.3 Nguyên   nhân   hình   thành   vốn   đầu   tư   trực   tiếp   nước  ngoài  (FDI) Có 5 nguyên nhân chủ yếu sau:  Một là, do lợi thế so sánh và trình độ phát triển kinh tế của các nước không giống   nhau dẫn tới chi phí sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Cho nên đầu tư  nước ngoài  nhằm khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia khác, nhằm giảm thiểu chi phí, tăng lợi   nhuận. Hai là, do xu hướng giảm dần tỷ  suất lợi nhuận của các nước công nghiệp phát   triển cùng với lượng dư thừa “tương đối” tư  bản của các nước này, cho nên đầu tư  ra   nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Ba là, do toàn cầu hoá gia tăng tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để các công   ty xuyên quốc gia bành trướng mạnh mẽ chiếm lĩnh và chi phối thị trường thế giới. Bốn là, đầu tư ra nước ngoài nhằm nắm được lâu dài và ổn định thị trường, nguồn   cung cấp, nguyên liệu vật liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế  trong nước. Năm là, do tình hình bất ổn định về chính trị an ninh quốc gia, cũng như nạn tham   nhũng hoành hành nhiều khu vực trên thế  giới, nạn rửa tiền…cũng là nguyên nhân  khiến cho những người có tiền, những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài nhằm bảo   toàn vốn, phòng chống các rủi ro khi có sự cố về kinh tế chính trị xảy ra trong nước. 1.1.4 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ViệtNam Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời tháng 12/1987, kể từ đó đến nay luật   dã trải qua năm lần sửa đổi và luật hiện hành thừa nhận có 4 hình thức đầu tư trực tiếp   nước ngoài cơ bản và các hình thức đặc thù khác: 1.1.4.1  Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Là doanh nghiệp thuộc quyền sở  hữu của nhà đầu tư  nước ngoài lập tại  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: