Danh mục

LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam

Số trang: 121      Loại file: pdf      Dung lượng: 911.22 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích nhà nước quyền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam LUẬN VĂN:Pháp chế xã hội chủ nghĩa tronghoạt động kiểm toán nhà nước ở Việt Nam Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi,bổ sung năm 2001) khẳng định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừngtăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân vàmọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa vàchống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tậpthể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Để hiện thực hoá điều này của Hiến pháp trong thực tiễn, ngày nay giới khoahọc pháp lý Việt Nam không chỉ tiếp tục nghiên cứu khẳng định những giá trị của Họcthuyết Pháp chế XHCN, mà còn hướng đi sâu nghiên cứu pháp chế trong từng lĩnh vựccụ thể. Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học về pháp chế XHCN đã được công bốnhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về pháp chế XHCN trong hoạt động kiểmtoán nhà nước. ở Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được thành lập và hoạt động theoNghị định số 70/CP ngày 11/07/1994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan KTNNvà Quyết định số 61/TTg ngày 24/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hànhĐiều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN. Đây là cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạtđộng của Kiểm toán Nhà nước - một cơ quan mới, không có tổ chức tiền thân và chưacó tiền lệ hoạt động trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước ta. Trong 15 năm xâydựng và phát triển, các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhànước không ngừng được bổ sung hoàn thiện, đặc biệt tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoáXI đã thông qua Luật Kiểm toán nhà nước là một bước tiến to lớn về phương diện lậppháp đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước. Trên cơ sở các văn bản pháp luật này, tổchức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ngày càng đáp ứng yêu cầu của công cuộcđổi mới, tăng cường kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách,tiền và tài sản nhà nước; đồng thời, góp phần củng cố, tăng cường pháp chế XHCNtrong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước hiện nay. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toánnhà nước không ngừng được tăng cường nhằm xây dựng Kiểm toán Nhà n ước trởthành công cụ mạnh của Nhà nước về kiểm tra tài chính nhà n ước và tài sản công;bảo đảm cho pháp luật kiểm toán nhà nước đi vào cuộc sống và được tuân thủnghiêm chỉnh. Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành hàng nghìn cuộc kiểm toán với quymô lớn nhỏ khác nhau tại các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) trên hầukhắp các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực dự trữ quốc gia, an ninh, quốc phòng và ngân sáchĐảng mà trọng tâm là kiểm toán báo cáo quyết toán của các bộ, ngành, các tỉnh và thànhphố trực thuộc trung ương, các Tổng công ty Nhà nước và các chương trình mục tiêuquốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trọng điểm của Nhà nước. Kết quảkiểm toán không chỉ giúp cho các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh số liệu kế toán vàbáo cáo quyết toán, chỉ ra nhiều sai phạm chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính,kiến nghị tăng thu, tiết kiệm chi và đưa vào quản lý qua NSNN hàng chục nghìn tỷđồng; mà điều quan trọng hơn là qua kiểm toán đã giúp các đơn vị được kiểm toán nhìnnhận và đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình tài chính, khắc phục được những yếukém sơ hở trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, cải tiến và hoàn thiện hệ thốngquản lý và kiểm soát nội bộ; đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năngvề những sơ hở trong công tác quản lý, những bất cập nảy sinh trong cơ chế, chính sáchhiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; đồng thời, hoạt động của Kiểm toánNhà nước đã góp phần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát công quỹ và tàisản quốc gia, xác lập trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, pháp chế XHCN trong hoạt động kiểm toán nhà nước vẫn cònnhiều tồn tại, khiếm khuyết, như: - Hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước vẫn còncó nhiều bất cập: các chế định pháp luật về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyềnvà trách nhiệm của KTNN còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhànước, còn thiếu không ít các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ với các bên cóliên quan và chưa đồng bộ, giữa nội dung và hình thức các văn bản pháp luật còn cónhững bất cập... ; chưa đáp ứng kịp thực tiễn đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế,chưa hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tốicao và thông lệ quốc tế. - Sự ...

Tài liệu được xem nhiều: