Danh mục

LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang

Số trang: 71      Loại file: pdf      Dung lượng: 656.48 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 71,000 VND Tải xuống file đầy đủ (71 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiên Giang có nhiều tiềm năng cho ngành thủy sản phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng năm ngành này đã đóng góp vào GDP của Tỉnh một tỷ lệ khá lớn: năm 1994 là 12,53%, năm 1995 10,82%, năm 1996 là 9,69% và năm 1997 là 9,95% [1, 42]. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, những năm qua kinh tế tư nhân phát triển khá mạnh, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành thủy sản ở Kiên Giang. Kinh tế tư nhân có nhiều kinh nghiệm khai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang LUẬN VĂN:Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang Mở Đầu 1. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài Kiên Giang có nhiều tiềm năng cho ngành thủy sản phát triển thành ngành kinh tếmũi nhọn. Hàng năm ngành này đã đóng góp vào GDP của Tỉnh một tỷ lệ khá lớn: năm1994 là 12,53%, năm 1995 10,82%, năm 1996 là 9,69% và năm 1997 là 9,95% [1, 42]. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, những năm qua kinh tế tưnhân phát triển khá mạnh, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành thủy sản ởKiên Giang. Kinh tế tư nhân có nhiều kinh nghiệm khai thác, chế biến thủy sản, có khả năngthu hút vốn, công nghệ thông qua thân nhân ở nước ngoài. Mặt khác, kinh tế tư nhân rất linhhoạt, nhạy bén với cơ chế thị trường, phù hợp với nghề cá nhân dân hiện nay. Doanh nghiệpNhà nước hoạt động trong ngành thủy sản ở Kiên Giang là những doanh nghiệp mạnh so vớicác tỉnh trong cả nước, nhưng năm 1997 chỉ đóng góp vào GDP của tỉnh có 2,93%, trong khiđó kinh tế tư nhân đóng góp 9,95% [1, 46]. Tuy vậy, do ảnh hưởng của tư duy cũ nên trongnhận thức một số cán bộ còn xem nhẹ vai trò kinh tế tư nhân, thậm chí còn những ý kiến tráingược nhau. Trong cơ chế, chính sách còn những mặt bất cập, thiếu đồng bộ, vì thế kinh tế tưnhân chưa phát huy hết vai trò của nó. Đã đến lúc cần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vềkinh tế tư nhân để nhằm hoạch định chính sách phù hợp, phát huy năng lực của nó trong pháttriển ngành thủy sản ở Kiên Giang. Chính vì vậy, “Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ởKiên Giang được chọn làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. 2. Tình Hình NGHIÊN Cứu Đề Tài Nhìn một cách khái quát, phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong quá trình đổimới kinh tế ở nước ta được nhiều nhà khoa học quan tâm, đã có nhiều bài viết đăng tảitrên nhiều tạp chí, sách, báo. Các văn kiện của Đảng, Nhà nước nói đến rất nhiều trongđường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng tất cả đều nghiên cứu ở góc độ pháthuy năng lực của kinh tế tư nhân trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung. Trong ngành thủy sản, đã có luận án TS của Nguyễn Thị Hồng Minh về đề tài:“Phát huy năng lực các thành phần kinh tế trong công nghiệp chế biến thủy sản xuấtkhẩu”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. Trong luận án này có đề cậpđến thành phần kinh tế tư nhân, nhưng chỉ đi sâu phân tích thành phần kinh tế này tronglĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, chứ chưa nghiên cứu nó trong các lĩnh vực kháccủa nghề cá. Ngoài ra, Bộ Thủy sản với sự trợ giúp của Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tạiHà Nội, cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát về các ảnh hưởng của quá trình đổi mới lênsự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam mà trọng tâm là sự ảnh hưởng của quá trìnhđổi mới lên các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong ngành thủy sản; và một số bàiviết của TS Tạ Quang Ngọc, TS Hồ Xuân Thông, TS Nguyễn Văn Kỷ... Nhưng những đềtài và bài viết này chỉ nghiên cứu năng lực kinh tế tư nhân nói chung đối với nghề cá ViệtNam. Việc nghiên cứu phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giangvẫn còn là mảnh đất trống, chưa có đề tài nào nghiên cứu. 3. Mục Đích Nhiệm Vụ Và Giới Hạn Của Luận VĂN 3.1. Mục đích, nhiệm vụ Luận văn nhằm mục đích: Khẳng định rõ hơn vai trò kinh tế tư nhân, làm luận cứkhoa học cho việc đề xuất những phương hướng giải pháp phát huy năng lực của nó trongphát triển ngành thủy sản ở tỉnh Kiên Giang. Với mục đích đó đề tài có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vai trò kinh tế tư nhân trong ngành thủysản ở Kiên Giang - Đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang trong quátrình đổi mới kinh tế ở nước ta. Tìm ra những vấn đề cần giải quyết để kinh tế tư nhânphát huy năng lực của nó. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy năng lực kinh tế tư nhân trongngành thủy sản Kiên Giang. 3.2. Giới hạn của luận văn Luận văn lấy đối tượng là kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang từ năm1996 đến nay chứ không nghiên cứu ở những ngành khác. 4. Những Đóng Góp Mới Về Mặt KHOA Học Của Luận VĂN Luận văn vận dụng những lý luận chung vào việc giải quyết một vấn đề cụ thể,một lĩnh vực và địa bàn cụ thể là làm rõ vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong pháttriển ngành thủy sản ở Kiên Giang. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp để phát huy năng lực kinh tế tư nhân trongphát triển ngành thủy sản ở Kiên Giang. 5. CƠ Sở Lý Luận Và PHƯƠNG Pháp NGHIÊN Cứu Luận văn dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đườnglối, quan điểm cùng những tổng kết kinh nghiệm của Đảng về chính sác ...

Tài liệu được xem nhiều: